“Sự thanh trừng” bắt buộc

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
TS kinh tế Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã từng nhận định, khi mà nền kinh tế lay động, sự thay thế bắt buộc sẽ hết sức cần thiết, để điều tiết các giá trị kinh tế đang cần được cân bằng, đồng thời ngăn chặn những “nạn dịch” xã hội, trong đó năng lực yếu kém và tham nhũng là hai sản phẩm nguy hại nhất. Thay thế bắt buộc, đồng nghĩa sẽ loại bỏ những ung nhọt để đảm bảo sự quay lại của các giá trị bản chất, đồng thời kíc‌h thí‌ch sự tăng trưởng. Điều này không chỉ dành riêng cho kinh tế tiền tệ.
“Sự thanh trừng” bắt buộc
Thi công đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai Ảnh: T.L
Sự thay thế bắt buộc, cốt lõi chính là loại bỏ những tồn tại yếu kém, thay vào đó là những giá trị mới để phát triển. Đó cũng là lý do khiến Bộ Giao thông vận tải sau thành công của sự kiện lịch sử công trình đường vành đai 3 Hà Nội, đã yêu cầu các ban quản lý dự án thanh kiểm tra năng lực của các nhà thầu, với mục tiêu "thanh trừng” những đơn vị năng lực yếu kém, đang là rào cản cho các công trình xây dựng. Sự quyết tâm ấy là để đem lại sự "công bằng” cho những dự án làm đúng hoặc vượt tiến độ.
Cụ thể hơn, chỉ riêng đối với Dự án Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (Quốc lộ 3 mới), qua kiểm tra rà soát, Ban Quản lý Dự án 2 đã có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về việc thay thế 21 nhà thầu thuộc nhóm "cản trở” tiến độ thi công dự án. Trong đó, có nhiều nhà thầu thuộc các tổng công ty xây dựng lớn như 11 nhà thầu thuộc Tổng Công ty Công trình giao thông 8, 3 nhà thầu thuộc Tổng công ty xây dựng Vinaconex, 4 nhà thầu thuộc Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn và 3 nhà thầu thuộc Tổng Công ty xây dựng Thăng Long. Ông Nguyễn Ngọc Long, Tổng Giám đốc Ban QLDA 2  cho biết, nguyên nhân của việc thay thế bắt buộc trên là do năng lực yếu của nhà thầu đã không đảm bảo tiến độ theo yêu cầu. Nhiều gói thầu thuộc dự án đang bị chậm tiến độ tới  7 tháng. Tổng giá trị thực hiện thấp khiến công trình nhiều khả năng không đạt kế hoạch đặt ra.
Chỉ với 1 Dự án đã có thể loại bỏ được 21 nhà thầu, vậy 10 dự án sẽ có bao nhiêu nhà thầu bị sàng lọc và thay thế? Sự "châm chước” cho những nhà thầu phụ trong một thời gian dài đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, khiến bây giờ Bộ GTVT phải chính thức gọt rũa? TS cầu đường Hồ Tuấn Sỹ cho rằng, sự dễ dãi trong chấm thầu của các chủ đầu tư đã khiến cho những mặt đường, mặt cầu bị méo mó, nhiều công trình vì thế dở dang, chậm tiến độ. Việc kiện toàn này, hay chính là thay thế bắt buộc đáng ra đã phải thực hiện cách đây nhiều năm. Khi nền kinh tế biến động xấu, sự "lòi đuôi” đã xuất hiện nhiều, sự loại bỏ đôi khi đã trở nên quá muộn.
Thực trạng nhức nhối này không chỉ riêng ngành giao thông, mà "nằm” ở nhiều lĩnh vực, công trình khác của đất nước. Bằng chứng là rất nhiều dự án đang kêu cứu, nhưng rất ít dự án có được những đánh giá đúng mực nhất về nhà thầu, tư vấn, thậm chí cả chủ đầu tư. Sự ràng buộc của bộ ba ấy mật thiết tới mức, mọi nguyên nhân thường được đổ lỗi cho khách quan. Riêng chủ thể sẽ tồn tại theo cách mà bộ ba đã tồn tại, vì lợi ích kinh tế hơn vì trách nhiệm với xã hội.
"Phát súng” của Bộ GTVT rõ ràng đang hướng về các giá trị kinh tế cần được cân bằng - cách nói của TS Nghĩa. Sự trảm quyết đó dù muộn nhưng sức mạnh và hiệu ứng lan truyền sẽ là lời cảnh báo tới được những nhà thầu đang chây ỳ trên các công trình. Thay thế bắt buộc sẽ làm cân bằng các mục đích kinh tế. Các công trình vì thế sẽ về trước tiến độ nhiều hơn.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật