Mẹ của những “sói hoang“ đường phố

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong nhà giam, nữ quái My “Sói” quậy tưng bừng, uống xà phòng, nhảy xuống bể nước; can phạm tuổi teen Ngọc Anh nhiều lần tìm cách t‌ּự t‌ּử…, những đứa trẻ bất trị này được quản giáo Liên cảm hóa, yêu mến như con.
Mẹ của những “sói hoang“ đường phố
Quản giáo Nguyễn Thị Liên. Ảnh: Việt Dũng.

Một sáng giữa tháng 10, người phụ nữ trung niên trong bộ quân phục tất tả đi kiểm tra buồng tạm giam, nhận bàn giao với người trực ca trước, điểm danh can phạm. Chị là trung tá Nguyễn Thị Liên, quản giáo tại trại tạm giam số 1 Công an Hà Nội.

Gương mặt giãn ra vì “mọi chuyện đêm qua đều ổn thỏa”, nữ công an có khuôn mặt phúc hậu, giọng nói nhẹ nhàng bảo ngày nào cũng vậy, năm nào cũng thế, công việc người quản giáo không hề thay đổi. Chỉ khác là những lứa can phạm mới, đôi khi cũng có người “cũ” gặp lại tới 5-7 lượt. “Người ta hỏi tôi không thấy nhàm chán khi gần 20 năm nay luôn làm công việc đó. Tôi chỉ bảo nó như ăn vào máu thịt mình rồi, chán sao được”, trung tá Liên tâm sự.

Chị là người lớn tuổi nhất trong Đội quản giáo 3. Khác với vẻ nghiêm nghị, khi tạm rời nhiệm vụ chị vui vẻ tâm sự về công việc, hạnh phúc và gia đình. Chị bảo, Đội 3 có tới cả trăm can phạm với nhiều tội danh, lứa tuổi và tính cách khác nhau. Nhiều người mới vào trại thường chán nản, hay khóc, bỏ ăn và quậy phá...

Gặp những "ca" này, ban đầu chị hỏi han, tạo sự gần gũi, quan tâm, rồi động viên giáo dục. “Phải có tâm trong công việc, bởi họ phạm tội với nhà nước, xã hội chứ đâu có phạm tội với mình nên đối xử tốt để họ hiểu được việc làm sai trái, rồi cải tà quy chính”, nữ quản giáo tâm sự. Bằng sự nhiệt tình, gần gũi, chị được nhiều can phạm trẻ yêu quý gọi "mẹ", xưng "con".

Trong số những đứa "con", trung tá Liên nhớ rất rõ trường hợp của Nguyễn Thu Hương (tức My “Sói”), khi phạm tội vẫn đang ở tuổi v‌ị thà‌nh niê‌n. Chị bảo đó là đứa ngổ ngáo và bất trị ngay cả khi vào trại tạm giam. “Nó vốn bị bỏ bê, sống như ngọn cỏ giữa cánh đồng hoang, không được dạy dỗ nên việc uốn nắn rất khó khăn”, chị kể về can phạm tuổi teen khét tiếng tại Hà Nội. Có lần, nửa đêm My xuống khu vệ sinh pha xà phòng uống t‌ּự t‌ּử rồi bất tỉnh, may có người phát hiện kịp thời. Lần khác, đến ngày vào thăm nom, đưa quà nhưng bố chưa tới, đang cười nói vui vẻ, My nhảy xuống bể nước t‌ּự t‌ּử giữa mùa đông buốt giá.

“Lúc đó, tôi nghiêm khắc chỉ ra những sai trái để nó sửa chữa và yêu cầu không được xử sự dại dột như vậy”, nữ trung tá Liên chia sẻ. Rồi chị hỏi han và tiếp cận với “con sói hoang” bất trị này về gia đình, bạn bè, mối quan hệ xã hội và cả thời gian nó sống dạt nhà. My “Sói” khóc nhiều khi kể với chị về việc bố mẹ ly hôn, nó phải ở với bà ngoại già yếu, rồi lao vào cuộc sống giang hồ lúc nào không hay. Vào trại tạm giam được thời gian ngắn, My “Sói” lành tính hơn. “Mỗi lần tới ca trực, nó bảo tôi là mùa xuân của nó, rồi ôm chầm lấy”, chị kể.

Chị bảo vất vả nhất thời kỳ My “Sói” bị bệnh trước khi đưa ra xét xử khoảng 2 tháng. Thuốc men của trại có hạn, nhiều lúc phải mua bên ngoài. My gày rộc. Nhưng với sức khỏe của tuổi trẻ, cộng với việc được tận tình chăm sóc, My đã chiến thắng bệnh tật. “Nó bị kết án 12 năm. Bây giờ không còn trong trại này nữa, trước lúc đi, My kết một trái tim bằng những ống hút nhựa tặng tôi”, chị Liên rớm nước mắt cho biết.

Khi hào hứng kể về những đứa "con", ngoài My “Sói”, chị cũng nhớ đặc biệt tới trường hợp của can phạm Phạm Ngọc Anh (quê ở Hải Phòng, phạm tội Mua bán người). Ngọc Anh mới 16 tuổi, sớm bỏ học và dạt về Hà Nội sống nay đây mai đó ở các quán net, nhà nghỉ. Cuộc sống giang hồ khiến cô bé trở nên lầm lì, gan góc. Bố mẹ ở Hải Phòng không có điều kiện thăm nuôi trong thời gian bị tạm giam, đến bộ quần áo Ngọc Anh cũng không có để mặc. “Mẹ” Liên phải xin từng chiếc quầ‌n ló‌t, áo rét cho nó. “Ngọc Anh là đứa mạnh mẽ nhưng sâu thẳm vẫn yếu đuối. Nó hai lần cắt ven t‌ּự t‌ּử bất thành”, chị Liên kể. Can phạm tuổi teen này sau khi được “mẹ” giáo dục đã ngoan ngoãn và không còn những suy nghĩ tiêu cực.

Trung tá Liên bảo, ngoài công việc của người công an, các chị còn gần như là người thứ hai của những can phạm tuổi mới lớn. Bên cạnh những lời thủ thỉ, tâm sự cũng kèm theo sự cứng rắn cần thiết, các chị đã giúp những đứa trẻ hư hiểu được việc làm sai, giúp chúng cải tạo nên người.

Không phân biệt đối xử là điều các can phạm nữ tại trại tạm giam số 1 khi được hỏi về "mẹ Liên" đều nói vậy. Trong buồng đối sách (gồm các can phạm người nước ngoài), có hai cô gái người Philippines và Indonesia (phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy) cũng nhận được sự đối xử ân tình của quản giáo Liên. Khi bị đưa vào trại, hai cô này chỉ khóc, không ăn. Cán bộ quản giáo phải túc trực 24/24h mỗi ngày vì họ có tư tưởng bất an. Chị bảo, việc giao tiếp, khuyên bảo lúc đầu gặp khó khăn vì bất đồng ngôn ngữ.

“Cũng may, một can phạm khác biết ngoại ngữ nên giúp chúng tôi nhiều trong việc tuyên truyền chính sách pháp luật Việt Nam cho họ hiểu”, trung tá Liên chia sẻ. Khi rào cản ngôn ngữ được tháo gỡ, chị tập trung để giúp hai can phạm ổn định tinh thần, làm quen với cách ăn uống của Việt Nam. Chị bảo họ, mỗi ngày ăn một ít, dần dần ăn nhiều để sống và còn có cơ hội đoàn tụ gia đình.

Chị sắm cho hai can phạm không có người thân ở Việt Nam này từ dầu gội đầu, sữa tắm, khăn mặt và những nhu yếu phẩm khác, khi thì tự bỏ tiền túi, lúc xin của người khác. “Cô thì chỉ thích cơm với muối vừng, cô chỉ ăn cùng trứng vì những phong tục tập quán nước họ là vậy. Thôi thì gọi là làm phúc”, chị nói.

Không ít lần trong cuộc nói chuyện, chị phải dừng lại để kìm nén cảm xúc khi nói về gia đình. Chồng làm công an vắng nhà thường xuyên, chị cũng đi từ sáng đến tối nên các con hầu như phải tự lập từ bé. “Sinh nhật con, tối mịt tôi mới về, khi đó chúng đã ngủ rồi mà không kịp nói lời chúc, thương lắm”, chị nghẹn giọng. Con gái lớn của chị giờ đã vào đại học, cậu út năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Chị bảo, con cái ngoan ngoãn, học giỏi như vậy mẹ sẽ có nhiều thời gian, sẽ toàn tâm toàn ý cho công việc đến khi về hưu.

Nói vậy nhưng trung tá Liên biết, nhiều quản giáo nữ khác cũng giống mình, thầm lặng với công việc giáo dục những người lầm lỡ. “Nhiều cháu trả án xong, viết thư hỏi thăm hỏi, chúng tôi vui và hạnh phúc lắm. Đó là món quà ý nghĩa dành người công an”, nữ quản giáo phấn khởi khoe.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật