Nhiều người t‌ּự t‌ּử với lý do... lãng xẹt!

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo Bộ Y tế, t‌ּự t‌ּử là 1 trong 10 nguyên nhân gây chết người hàng đầu ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu hoặc tổ chức can thiệp nào nhìn nhận về mức độ nghiêm trọng của t‌ּự t‌ּử.
Nhiều người t‌ּự t‌ּử với lý do... lãng xẹt!
Tư vấn cho bệnh nhân tại bệnh viện Tâm thần.

Ngày 7.9, lần đầu tiên một hội thảo đề cập đến vấn đề t‌ּự t‌ּử đã được Trung tâmPhòng chốngkhủng hoảng tâm lý (PCP) tổ chức tại Hà Nội. Theo Bộ Y tế, t‌ּự t‌ּử là 1 trong 10 nguyên nhân gây chết người hàng đầu ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu hoặc tổ chức can thiệp nào nhìn nhận về mức độ nghiêm trọng của t‌ּự t‌ּử.

Bà Phùng Minh Trang (chuyên viên PCP) cho biết, theo một số nghiên cứu về t‌ּự t‌ּử tại Việt Nam, có tới 25,4% người dân có ý định t‌ּự t‌ּử; 15,6% có kế hoạch t‌ּự t‌ּử và thực hiện hành vi t‌ּự t‌ּử là 4,2%.

 

Còn Điều tra Quốc gia về v‌ị thà‌nh niê‌n và thanh niên Việt Nam (SAVY) năm 2010 đối với hơn 10.000 người tuổi từ 14-25 cho thấy, 4,1% các em nghĩ đến chuyện tử tử, 25% số này đã tìm cách kết thúc cuộc sống; 73% cho biết đã trải qua cảm giác buồn chán; gần 27% rơi vào trạng thái rất buồn, thấy mình vô dụng; các số liệu này cao gấp 5 lần SAVY năm 2005.

Đặc biệt, 7,5% tự gây thương tích nhằm thoát khỏi cảm xúc đau đớn và tâm lý căng thẳng, 21% hoàn toàn thất vọng về tương lai… Có nhiều người t‌ּự t‌ּử vì những lý do “đơn giản" như bị người yêu phản bội, vì hàng xóm đổ tội ăn trộm 1 con gà, vì một cái tát…

Tuy nhiên, theo bà Trang, tất cả những "cái mà người ta nhìn thấy" về nguyên nhân các ca t‌ּự t‌ּử chỉ là "cọng rơm" hoặc "giọt nước" cuối cùng khiến những người t‌ּự t‌ּử "ngã quỵ" mà thôi. Hầu hết, những người t‌ּự t‌ּử đều có một quá trình "lung lay", rệu rã về mặt tâm lý, sức khỏe tâm thần, đến khi sức chịu đựng đã "căng" hết mức, "suy yếu" hết mức thì chỉ cần một lý do nhỏ nữa, sẽ khiến nó "đứt phựt" và thúc đẩy người ta t‌ּự t‌ּử.

Hoặc người t‌ּự t‌ּử đã nung nấu, nuôi dưỡng ý định t‌ּự t‌ּử trong một thời gian dài rồi mới thực hiện. Nếu như người xung quanh quan tâm hơn để nhận biết các dấu hiệu "đe dọa" t‌ּự t‌ּử, chỉ cần ngồi lại, nói chuyện, chia sẻ, đã có thể cứu được một mạng người.

 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật