Quân đội Thái giáo dưỡng trẻ đánh lộn

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sự bình yên mong manh được thiết lập khi những học viên trẻ, từng là thành viên của các băng đảng xã hội đen, sát cánh bên nhau trong doanh trại quân đội và quên đi những giây phút B.L đã qua.
Quân đội Thái giáo dưỡng trẻ đánh lộn
Một buổi học trong doanh trại quân đội. Ảnh: AFP

Mâu thuẫn chết người giữa các băng đảng sinh viên đã khiến không ít thanh niên Thái Lan phải mất mạng trên đường phố Bangkok từ hồi tháng 5, thời điểm bắt đầu năm học mới, tới nay. Tình trạng bất ổn khiến chính quyền đất nước đau đầu trước câu hỏi: "Làm thế nào để giải quyết truyền thống B.L đã kéo dài nhiều thập kỷ nay?".

Bảo vệ danh dự trường học bằng súng

Doanh trại quân đội tọa lạc ở phía bắc thành phố Bangkok trở nên ồn ào hơn với sự xuất hiện của 150 học viên, tất cả đều là sinh viên của những trường cao đẳng nghề, nơi nổi danh bởi các băng đảng xã hội đen khét tiếng.

"Tôi từng chém vào đầu một người", Pond, 1‌8 tuổ‌i, người chỉ bị phạt vài USD vì mang theo hung khí, nói. "Thỉnh thoảng nó cũng khiến tôi rùng mình, nhưng sự đã rồi. Chúng tôi làm thế để bảo vệ danh dự bản thân và chứng tỏ vị thế của mình. Cái đó được gọi là lòng kiêu hãnh."

Thái Lan, đất nước vốn đề cao bằng cấp, dường như là địa ngục với sinh viên của các trường cao đẳng nghề, những người không đủ khả năng và trình độ để theo học đại học. Thực trạng này đã tạo ra một vấn nạn mà những nhà hoạch định chính sách từng không thể ngờ tới, đó là tranh chấp giữa các sinh viên, nhằm bảo vệ danh dự cho ngôi trường mà mình đang theo học.

Chính quyền Bangkok hồi tháng 6 ghi nhận một thảm kịch khi một nhóm sinh viên đã quyết định phóng hỏa xe bus và khiến một thành viên của băng đảng đối thủ thiệt mạng. Vụ đụng độ còn làm một người qua đường trúng đạn và qua đời ngay sau đó.

Súng ống, dao phay và thậm chí cả lựu đạn cũng có mặt trong sự kiện ấy, nhưng những thứ vũ khí chết người đó vẫn tiếp tục được sử dụng trong nhiều vụ tranh chấp tiếp theo. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, đã có hơn 1.000 vụ đụng độ giữa các sinh viên. Con số này còn cao hơn khi xét trên phạm vi toàn quốc.

10 tuần để xóa tan hận thù

tuyệt vọng trước nỗ lực đàn áp những vụ bạo động, giới chức Thái Lan đã quyết định thành lập một doanh trại quân đội, nơi các thanh niên từng phạm tội nghiêm trọng được gửi tới sau khi đạt được sự thống nhất giữa trường học và phụ huynh.

Tại đây, họ buộc phải tuân theo lệnh của những huấn luyện viên nghiêm khắc và phải sống cùng với những người vốn bị họ coi là kẻ thù.

Khoác lên mình bộ đồng phục màu xanh biển, Pond cho biết rằng cậu bị liệt vào danh sách đen vì tụ tập đánh lộn và bị gửi tới doanh trại này để cải tạo. Pond cho biết, việc phải dậy lúc 5 giờ sáng, ăn uống thanh đạm và tập thể dục mỗi ngày đã thay đổi cuộc sống vốn hỗn loạn của Pond, và đang giúp cậu bước vào một cuộc đời mới.

"Hiện tại, tôi không còn muốn đánh lộn một chút nào nữa. Nhưng khi ra khỏi đây, tôi vẫn phải tìm cách bảo vệ bản thân mình trước những kẻ muốn gây chuyện", cậu nói.

Với Zoom, 1‌8 tuổ‌i, việc chiến đấu vì danh dự của ngôi trường cậu đang theo học mang đến cảm giác về sức mạnh, cùng với sự kính trọng từ những "hậu bối".

Zoom cho biết, chỉ cần một lời nói xúc phạm cũng đủ để gây ra một trận ẩu đả. Cậu nhớ lại "cuộc chiến" với các thành viên của một băng đảng xã hội đen hồi năm ngoái, khi những người này lên tiếng chê bai ngôi trường cao đẳng mà cậu đang theo học. "Tôi đã chém vào đầu một kẻ", Zoom nói, gương mặt không lộ vẻ hối hận.

Thực tập sinh ở trại, một số đang mang trên mình những vết sẹo, không giấu nổi cảm giác nhớ nhà, cuộc sống tiện nghi và đồ ăn nhanh. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ đều đã thay đổi và sẵn sàng sát cánh bên những kẻ thù trước kia để luyện tập hoặc ăn uống.

Giáo viên hướng dẫn chỉ có 10 tuần để phá vỡ mối hận thù giữa các thanh niên và hy vọng các buổi luyện tập theo nhóm sẽ thúc đẩy một tình bạn lâu dài sau khi khóa học kết thúc. Mặc dù vậy, sau nhiều thập kỷ bất ổn giữa các trường cao đẳng nghề, những giáo viên đã học được cách nhìn nhận sự việc một cách thực tế.

"10% sinh viên có thái độ không hợp tác khi tới doanh trại", Trung tá Wanchana Sawasdeem, phát ngôn viên quân đội, nói.

"Và đến khi được rời đi, hành vi của họ vẫn chưa thay đổi. Họ không chấp nhận cách giáo dục của chúng tôi. Nhưng với 90% còn lại, biện pháp của doanh trại đã phát huy tác dụng."

"Việc giành chiến thắng trong những cuộc ẩu đả chính là mục đích sống của họ", Montree Sintawichai, một cựu nghị sĩ và hiện là chuyên gia về các vấn đề của thanh niên, thuộc tổ chức từ thiện mang tên Qũy Bảo vệ Trẻ em, cho hay.

"Các sinh viên nghĩ nạn nhân của họ là những kẻ yếu đuối. Họ không dành sự tôn trọng và hối hận cho những người thua", Montree nói.

Đại tá Wijak Kesuda, người đang quản lý doanh trại, cho biết ông rất hạnh phúc khi đã tạo dựng được một mối quan hệ tốt đẹp giữa những học viên và các giáo viên hướng dẫn. Theo ông, sau những phản ứng kháng cự ban đầu, phần lớn các học viên hiện tại đều rất "nghe lời".

"Phần khó nhất là giúp họ tôn trọng bản thân, cộng đồng và xã hội", ông nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật