Giá năng lượng: Để 3 “trụ cột” đứng vững

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Than, điện, xăng dầu là 3 trụ cột an ninh năng lượng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và ổn định nền kinh tế đất nước.
Giá năng lượng: Để 3 “trụ cột” đứng vững
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, sự tăng giá liên tục của điện, xăng dầu, gas đang khiến nhiều doanh nghiệp (DN) lúng túng trước chủ trương giảm giá bán để xả hàng tồn kho.

Những bất cập trong quản lý

Điển hình nhất là việc tăng giá xăng liên tục trong thời gian gần đây đã làm nhiều DN thực sự khó khăn khi giá đầu ra buộc phải giảm nhưng giá đầu vào cứ liên tục tăng?

Theo các chuyên gia, việc xăng dầu hay điện, than vận hành theo cơ chế thị trường là cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề khiến nhiều người quan tâm chính là cơ chế quản lý giá. Bởi lẽ, việc tăng hay giảm giá điện, xăng dầu hiện nay chủ yếu vẫn dựa trên đề xuất của DN và theo nguyên tắc đảm bảo DN kinh doanh có lãi.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trước khi có giá thị trường thì phải có một thị trường cạnh tranh tự do thật sự giữa nhiều DN kinh doanh cùng một mặt hàng và giám sát để nó vận hành đúng quy luật thị trường. Cùng với việc trao quyền chủ động giá cho DN, nhà nước nên có một ủy ban giám sát độc lập để xem xét đảm bảo lợi ích của cácDN và người dân qua việc tăng giá, kể cả việc công khai các loại chi phí, giá nhập khẩu từng ngày để người dân theo dõi.

Thực tế, quy định tính giá bình quân theo 30 ngày và được phép điều chỉnh 10 ngày/lần (đối với xăng dầu) và điều chỉnh theo quý (đối với điện) là hợp lý. Tuy nhiên, trong điều kiện khó kiểm soát chi phí hiện nay đã khiến nhiều người băn khoăn về tính minh bạch của thị trường, nhất là giá xăng dầu tăng rất nhanh mà giảmrất chậm, giá điện thì chỉ có tăng mà không có giảm. Vì vậy, khi điều chỉnh giá thường không tạo sự đồng thuận cao.

Đặc biệt, tăng giá cũng chưa bức xúc bằng gian lận thương mại. Tình trạng gắn chíp đong điêu, pha trộn hó‌a chấ‌t hoặc nước lã vào xăng dầu… không chỉ ảnh hưởng trước mắt mà còn tác hại lâu dài đến máy móc thiết bị, làm lũng đoạn thị trường, gây mất lòng tin của người tiêu dùng.

Để minh bạch giá năng lượng, ngoài việc chỉ đạo đẩy nhanh vận hành thị trường điện cạnh tranh, xây dựng và sử dụng các loại quỹ bình ổn một cách hợp lý, vấn đề quan trọng là quản lý tốt thị trường năng lượng. Đồng thời, có giải pháp hợp lý về thuế xuất khẩu than và thuế nhập khẩu xăng dầu trong giai đoạn trước mắt.

Giá năng lượng phải tiệm cận dần cơ chế thị trường

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, hiện nay, giá năng lượng trên thị trường vẫn thấp hơn giá thành. Ví dụ, nếu tính đúng tính đủ chi phí, giá điện phải đạt khoảng 9,6 cent/kWh, nhưng giá điện bình quân hiện chỉ đạt 5,6 cent/kWh. Giá than bán cho các ngành công nghiệp chỉ bằng giá thành sản xuất, chưa có lãi, riêng than bán cho điện chỉ đạt 60-70% giá thành sản xuất. Chỉ có giá xăng dầu đang tiệm cận dần với giá thị trường, nhưng việc tăng giá xăng dầu vừa qua vẫn chưa theo kịp thế giới.

Hệ lụy kéo theo là giá điện thấp vừa khó cho DN sản xuất kinh doanh điện, vừa khó thu hút đầu tư vào ngành điện, lại không khuyến khích người tiêu dùng đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng. Ngành than phải lấy lợi nhuận từ xuất khẩu để bù cho giá than trong nước và hiện ngành than cũng đang lao đao vì xuất khẩu đình đốn, hàng tồn kho quá nhiều. Ngành xăng dầu cũng trải qua những thời kỳ lỗ nặng vì giá nhập vào cao hơn giá bán ra.

Rõ ràng, nếu không thực sự cải thiện chính sách giá năng lượng, chúng ta sẽ không thể khắc phục được tình trạng thiếu năng lượng trong tương lai. Để khắc phục, Chính phủ đang đưa dần giá xăng dầu và giá điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự kiểm soát của nhà nước. Về lâu dài, giá than cũng sẽ phải vận hành theo đúng giá thị trường để bảo đảm minh bạch trong kinh doanh.

Những giải pháp

Để tháo gỡ khó khăn về năng lượng, bên cạnh hàng loạt chính sách, giải pháp để thực hiện các quy hoạch dài hơi của ngành điện, than, xăng dầu…, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị 13/CT-BCT về tháo gỡ khó khăn cho DN.

Cụ thể, yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý kịp thời các trường hợp buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, găm hàng chờ giá... Được biết, thời gian qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo kiểm tra hàng loạt cửa hàng xăng dầu để phát hiện xử lý vi phạm Pháp Luật về kinh doanh xăng, dầu, nhất là đối với các hành vi găm hàng, ngừng bán không rõ lý do, vi phạm về đối tượng mua, bán dự trữ xăng, dầu…

Chỉ thị 13 cũng yêu cầu đẩy mạnh đầu tư các công trình nguồn điện, lưới điện, rà soát các quy hoạch ngành công nghiệp theo hướng mở để thu hút các nhà đầu tư tham gia vào các dự án nguồn điện.

Xung quanh vấn đề thuế XNK (trong đó có xăng dầu và than), Chỉ thị 13 yêu cầu Vụ Xuất nhập khẩu kiến nghị điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với tình hình hiện nay. Hỗ trợ DN xuất khẩu tiếp cận với nguồn vốn tín dụng xuất khẩu, tăng cường bảo lãnh tín dụng để tạo điều kiện cho các DN tiếp cận vốn; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật