Cận cảnh những sinh vật hút máu “khủng khiếp“ nhất

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ loài muỗi vằn Châu Á cho đến những con ve... kỹ thuật chụp cận cảnh ngày nay giúp chúng ta thấy rõ đến từng chiếc răng gớm ghiếc hay cái vòi hút máu của những loài côn trùng bé nhỏ này.
Cận cảnh những sinh vật hút máu “khủng khiếp“ nhất
Muỗi vằn châu Á: Truyền bệnh sốt xuất huyết và viêm não West Nile.

Dailymail cho biết những bức hình này giúp cho chúng ta có một cái nhìn thấu đáo hơn về các loài vật khéo léo thích nghi với việc hút máu. Đây là một khả năng mang tính sống còn giúp chúng có được nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, dễ tiêu hóa và ít bị phát hiện.

Muỗi xêxê đang sử dụng vòi để hút máu vật chủ. Loài vật này rất phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Phi, truyền bệnh Trypanosomiasis, còn gọi là bệnh ngủ. bệnh ngủ châu Phi không chỉ ảnh hưởng đến con người, mà còn đến gia súc, với khoảng ba triệu động vật chết mỗi năm.
Con rận thường sống trên các mu quanh bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc và ở trong lông mi của người.
Bức hình được kính hiển vi điện tử chụp cho thấy con ve tròn lẳng sau khi đã hút máu đến căng bụng.
Hai con bọ đang “ân ái”, bọ bụi và phân của chúng cùng với các lớp da chết chiếm tớimột phần ba trọng lượng của chiếc gối nằm ngủ.
May mắn là con bọ chét này không sống ký sinh trên người mà sống trên dơi.
Bọ sát thủ: Có thể tìmthấy khắp nơi trên thế giới, chúng cắn rất đau và khi tiêm nước bọt vào các con côn trùng nhỏ sẽ làm mô tan chảy ra, sau đó chúng sẽ hút hết chất lỏng vào bụng.
Bọ chét cát: Sống trên các bãi biển có thủy triều dâng cao trên thế giới, xuất hiện về đêm để tìm thức ăn.
Loài đỉa trâu này khi trưởng thành có thể dài tới 20cm. Vết cắn của đỉa tạo ra vết thương chảy máu trong nhiều giờ và nước bọt của chúng chứa những chất gây tê vết thương, làm giãn mạch máu để tăng lưu lượng dòng chảy và giữ cho máu không đông.
Cá Candiru: Loài cá da trơn sống ký sinh tại Nam Mỹ này rất dễ lẩn trốn và sống trong vùng niệu đạo của những người thích tắm sông.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật