Dùng đỉa hút để lưu thông mạch máu

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dùng chó cảnh báo đường huyết, rùa cắn để chữa thấp khớp, cá mang thuốc chữa hen suyễn, cho đỉa hút để đả thông mạch máu, kiến khâu vết thương…là những phương pháp trị bệnh kì dị được con người khai thác từ động vật.
Dùng đỉa hút để lưu thông mạch máu
Ảnh minh họa

Khi một chú chó được đào tạo sẽ có khả năng phát hiện mùi vị lạ của chủ nhân khi người này có lượng đường trong máu quá thấp hoặc quá cao, giúp cảnh báo bệnh tiểu đường hoặc lấy dụng cụ theo dõi đường huyết cho chủ nhân. Điều này rất hữu ích cho việc chăm sóc trẻ nhỏ khi trẻ thức dậy có dấu hiệu hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết vào ban đêm. Nhờ vậy, các bậc cha mẹ cũng sẽ không cần thiết lập đồng hồ báo thức thường xuyên.

Chó phát hiện bệnh tiểu đường

Đây là một cảnh dùng rùa chữa bệnh cho người dân ở tỉnh Kandal, Campuchia. Cách chữa bệnh thần bí này phổ biến ở Campuchia. Người ta thường dùng rùa để trị bệnh thấp khớp và các bệnh khác thông qua việc cho người bệnh và rùa tiếp xúc với nhau. Ước tính có hơn 1/3 loài rùa ở Campuchia được sử dụng để chữa bệnh. Nhưng rất nhiều loài trong số này đang bị đe dọa hoặc phải được bảo tồn. Vì rùa còn bị giết để làm thuốc y học cổ truyền, mặc dù nó không có tác dụng thực sự mà chỉ là một giả dược. Ngoài rùa, ở Campuchia người ta còn dùng cả bò để chữa bệnh.


Hai anh em nhà Bathini Goud ở Ấn Độ sử dụng cá mang theo một loại thuốc gia truyền chữa hen suyễn dùng cho người bệnh nuốt. Theo lí giải, cá nhỏ mang theo thuốc khi chuyển động sẽ giúp giảm bớt đờm trong mũi và cổ họng, giảm tắc nghẽn. Mỗi năm anh em nhà Goud chữa cho hàng ngàn du khách bằng phương pháp này.
Cá mang thuốc chữa hen suyễn

Trong Y học thời cổ đại và trung cổ, đỉa đã được dùng phổ biến trong việc chống viêm cho vết thương, giảm sốt và nhiều bệnh khác. Đến nay, đỉa còn được sử dụng đặc biệt trong việc loại bỏ tắc nghẽn máu từ việc ghép ngón tay. Vì đỉa có thể tiết ra hó‌a chấ‌t chống đông máu sẽ giúp ngăn chặn việc các mạch máu bị đứt, làm thông máu.
Chữa bệnh bằng đỉa

Từ hàng trăm năm nay, y học cổ truyền đã sử dụng loài kiến ở Châu Phi để khâu các vết thương hở. Bằng cách đưa chỉ khâu vết thương, người ta sẽ giữ các mép vết thương gần nhau và đặt đầu con chiến dọc theo và đối diện với vết thương. Do bản năng tự nhiên, kiến sẽ cắn xuống, giúp luồn chỉ khâu vết thương. Đến nay, kiến vẫn được sử dụng khâu vết thương ở bụng tại một số vùng trên thế giới.
Cá heo chữa bệnh trầm cảm

Một nghiên cứu của Đại học Leicester vào năm 2005 cho thấy, chơi với cá heo trong nước khoảng 2 tuần có thể giúp trị bệnh trầm cảm. Việc điều trị này cũng có thể sử dụng cho trẻ tự kỷ, có vấn đề về giao tiếp. Điều đó chứng minh rằng, cá heo có thể cải thiện sức khỏe tinh thần của con người.
Giòi chữa hoại tử

Nhiều bộ lạc cổ xưa của thổ dân, kể cả Napoleon và thời kỳ nội chiến ở Mỹ, nhiều người đã sử dụng dòi đặt vào vết thương để ăn các mô thịt đã phân hủy bảo vệ các mô khỏe mạnh. Một nghiên cứu thực hiện tại Caen, Pháp vào năm 2012 cho thấy, giòi quả thực só tác dụng làm sạch vết thương và giảm số mô chết ở các bệnh nhân so với phương pháp thông thường và không gây đau đớn.
má‌t x‌a bằng rắn

Các loại rắn có thể là rắn ngô, rắn sữa, rắn vua, thậm chí cả các loại rắn lớn hơn đang được người dân ở Israel dùng để massage, chữa chứng chuột rút làm đau nhức cơ bắp.
Ong đốt chữa viêm khớp

Y học cổ truyền Trung Quốc thường cho ong đốt vào đốt sống để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh zona và eczema. Theo nghiên cứu của Đại học San Paulo năm 2010 đã phát hiện ra chứng cớ khoa học rằng, nọc độc của ong sản xuất một mức độ kíc‌h thí‌ch tố ngăn ngừa viêm nhiễm cao hơn. Ong đốt không chỉ giúp giảm viêm khớp mà còn ngăn không cho viêm khớp tái phát.
Dùng cá chữa vẩy nến

Phương pháp trị liệu này có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Các bệnh nhân sẽ ngâm vùng bị bệnh vào trong nước khoáng có chứa cá. Cá sẽ ăn các vùng da chết bong ra. Loài cá này thường được gọi là cá bác sĩ (cá Garra rufa obtusas). Tuy nhiên, nhiều nơi cách trị liệu này bị cấm như ở Mỹ và Anh vì người ta lo ngại chữa như vậy sẽ mất vệ sinh.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật