Phục vụ kiểu Hà Nội, bo làm gì!?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người ta nói “của cho không bằng cách cho“...
Phục vụ kiểu Hà Nội, bo làm gì!?
Người Hà Nội còn kém văn hóa phục vụ? (ảnh minh họa)

Bạn vào nhà hàng khách sạn, thấy nhân viên phục vụ mình rất tốt, chu đáo nhiệt tình, bạn sẽ làm gì để thể hiện sự hài lòng đó? Với người miền Nam, họ sẽ bo tiền cho người phục vụ, số tiền ấy có thể chiếm 10% hóa đơn thanh toán. Còn ở miền Bắc thì chưa chắc đâu nhé. Nhưng không phải là ai cũng biết cách bo và ai cũng thoải mái khi bo tiền cho nhân viên!

Người ta nói “của cho không bằng cách cho", quan trọng là cách cho thế nào để người nhận tiền cảm thấy hài lòng, xứng đáng và vui vẻ nhất.

Khác biệt cách bo giữa Nam và Bắc

Với người miền Nam, khi thanh toán tiền một dịch vụ, người ta vẫn hay tự hỏi “Mình có cần bo thêm cho nhân viên không?” hay “Mình bo như thế đã đủ chưa?”. Vì đôi khi người bo tiền không biết cách sẽ bị người khác hiểu lầm ý đồ hoặc không muốn nhận. Tiền bo thể hiện đẳng cấp của người bo, nên bo sao cho khéo, cho tế nhị mới xứng đáng là người biết bo.



Với người miền Nam, khi thanh toán tiền một dịch vụ, người ta vẫn hay tự hỏi “Mình có cần bo thêm cho nhân viên không?” hay “Mình bo như thế đã đủ chưa?”. (ảnh minh họa)

Người miền Nam thường rất thoải mái khi bo tiền cho nhân viên. Lượng tiền nhiều hay ít cũng là thể hiện sự hài lòng hay độ hào phóng của khách hàng với sự phục vụ của nhà hàng đó. Số tiền ấy cũng chính là lời cảm ơn dành cho nhà hàng.

Ở khách sạn sang trọng, người miền Nam coi chuyện bo là chuyện đương nhiên. Vì họ nghĩ, những người làm phục vụ xứng đáng được hưởng điều đó. Được làm việc trong môi trường ấy với họ đã là một sự cố gắng rồi. Họ phải giỏi mới có khả năng làm việc và họ nhận tiền bo là lẽ thường.

Còn người miền Bắc thì chưa chắc đã bo, hoặc cũng chỉ một vài người thể hiện được nét văn hóa đó. Và có người phải bo vì cho rằng đó là quy định của nhà hàng và đôi khi “học đòi” cách làm của người khác, thấy họ bo thì mình cũng bo.

Với những nhà hàng bình thường, người miền Bắc thường chẳng mấy khi bo. Người Bắc thường cho rằng, mình chỉ là người bình thường khi vào những nhà hàng bình thường, chẳng phải người sang trọng gì, chẳng phải vào những nơi xa hoa gì mà phải bo cho nhân viên. Vô hình chung họ quan niệm rằng, những nhà hàng bình dân thường không ‘xứng đáng’ được nhận tiền bo. Nhưng người miền Nam lại khác, họ luôn bo cho những người làm tốt, không phân biệt nơi nào sang trọng, nơi nào bình dân. Văn hóa bo ở miền Nam thường rộ hơn ở Hà Nội là vì thế.

Vì sao Hà Nôi ít có văn hóa bo?

Người Hà Nội so với miền Nam mà nói, rất ít khi bo tiền. Bởi đơn giản, khách hàng chưa hài lòng về thái độ phục vụ của nhân viên.



Tiền bo không phải cứ thích là cho, vì tiền bo thể hiện sự hài lòng của khách hàng với thái độ phục của nhân viên. (ảnh minh họa)

Mỗi lần vào miền Nam, người ta thích thú về cách phụ vụ khách hàng ở đây. Thế nên, người ta có tâm lý thoải mái khi đi nhà hàng ở Sài Gòn hơn Hà Nội.

Khách chẳng phải gào, chẳng phải thét, chẳng phải gọi mãi mới có người ra ghi hóa đơn  như ở Hà Nội (tất nhiên không phải nhà hàng nào cũng thế). Gọi một bát nước chấm có khi phải 10 phút sau mới có. Khi đó thì cơm nước đã xong xuôi cả rồi. Mà ở Hà Nội, cấm có được xin thêm cái gì. Chẳng may mà nài nỉ xin được thì y như rằng nhận được cái nhìn khó chịu. Tâm lý của nhiều người phục vụ ở Hà Nội là, tôi đi làm thuê, chẳng chịu trách nhiệm, nên anh đến thì đến, đi thì đi, quay lại cũng được, không thì bye bye...

Người làm nhân viên phục vụ ở HN coi việc làm của họ chỉ là việc tạm thời, họ không thỏ‌a mã‌n với công việc ấy và việc phục vụ người khác, để người khác sai khiến mình quả là điều khiến họ cảm thấy khó chịu. Bởi đơn giản họ không coi đó là công việc ổn định, là cái nghề kiếm ăn như bao người khác. Vì thế mà hầu hết các nhà hàng, nhân viên phục vụ toàn là người trẻ, thậm chí chỉ là sinh viên đi làm thêm giờ mà thôi. Nên họ chẳng nhiệt tình, chẳng phục vụ tốt, làm cho nhà hàng theo kiểu “cha chung không ai khóc”. Chưa kể ở Hà Nội không hiếm "bún mắng, cháo chửi"... Vậy thử hỏi, họ có xứng đáng nhận được tiền bo?

Tiền bo không phải cứ thích là cho, vì tiền bo thể hiện sự hài lòng của khách hàng với thái độ phục của nhân viên. Không có thái độ tốt, ai bo làm gì?

Vậy nên, muốn có tiền bo phải thay đổi thái độ phục vụ!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật