Đôi điều cần biết về ngày “đè‌n đ‌ỏ“ !

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vì không gặp được “tinh binh” nên trứng bị “chết“, nội tiết tố không được tiết ra nữa, và cuối cùng các mạch máu ở tử cung co thắt, đứt ra gây chảy máu. Niêm mạc tử cung teo lại, bong ra và máu chảy ra ngoài. Ngày “đè‌n đ‌ỏ“ xuất hiện.
Đôi điều cần biết về ngày “đè‌n đ‌ỏ“  !
Hiểu biết để tự bảo vệ mình girl nhé

Một ngày thức dậy, girl bỗng thấy hốt hoảng vì mình bị… “chảy máu”, lo lắng và sợ hãi, girl lao ngay đến tìm mẹ để được trợ giúp. Nhưng mama chỉ cười tủm tỉm, “chúc mừng con gái, con đã là thiếu nữ”, và lôi ngay vào nhà để “chỉ dẫn vài điều cơ bản”.

Vì sao lại có “chu kỳ”?

Bây giờ thì girl đã được biết điều mình vừa gặp được gọi là “chu kỳ đèn đỏ”, và mama còn nói rất rõ rằng điều đó hết sức bình thường. Vì đến tuổi dậy thì, não bộ tiết ra những nội tiết tố theo máu tới buồng trứng, và “hạ lệnh” cho buồng trứng phải “sản xuất” ngay một nàng trứng. Tiếp theo đó, trứng phát triển và bài tiết ra nội tiết tố Estrogen và Progesteron, chúng có nhiệm vụ “bắt” niêm mạc tử cung dày lên, các mạch máu phát triển để chào đón “em bé”.

Sau đó trứng di chuyển tới tử cung và “nằm chờ” “tinh binh” tới. Nhưng vì girl chưa từng “quan hệ” nên không có một chàng “tinh binh” nào tới gặp trứng cả. Vì không gặp được “tinh binh” nên trứng bị chết đi, nội tiết tố không được tiết ra nữa, và cuối cùng các mạch máu ở tử cung co thắt, đứt ra gây chảy máu. Niêm mạc tử cung teo lại, bong ra và máu chảy ra ngoài. Ngày "đèn đỏ" xuất hiện.

Khi có “đèn đỏ”, girl có những biến đổi gì?

Điều đầu tiên phải nhắc đến là ở độ tuổi dậy thì, “chu kỳ” thường không đều, có girl vài ba tháng mới thấy “đèn đỏ” ghé thăm, nhưng cũng có girl thì phải 5, 6 tháng sau. Nếu girl nào gặp hiện tượng này thì cũng đừng quá lo lắng, vì “chu kỳ” rất cần thời gian để hoạt động đều đặn và trơn tru dần mà. Nếu “đèn đỏ” xuất hiện từ 3 – 5 ngày là bình thường, nhưng chú ý nhé, nếu “đèn đỏ” “ngoan cố” ở lại đến quá 7 ngày thì nên nghĩ tới khả năng “rong kinh”, và lúc đó thì nên báo với mama để đi khám ngay thôi girl ạ.

Thông thường, trước những ngày “đèn đỏ”, “núi đôi” có thể cương lên, và có cảm giác căng tức, hay thậm chí là đau nhức nữa. Nhưng chúng sẽ trở về bình thường khi “đèn đỏ” xảy ra. Ngoài ra, nội tiết tố trong ngày “đèn đỏ” còn gây ra cho girl sự buồn bực vô cớ và rất dễ cáu giận. Nhưng khó chịu nhất là đau bụng, thậm chí là đau dữ dội. Để chống lại việc đau bụng, có một số kinh nghiệm như là ăn kiêng, giữ cho tinh thần thoải mái, chườm nóng ở bụng, hoặc uống thuốc giảm đau. Nếu trong trường hợp đau đớn dữ dội bất thường, girl nên đến bác sỹ để khám nhé, rất quan trọng đấy.

Xem ra ngày “đèn đỏ” không hề đơn giản, vậy girls cần làm gì?

Trong những ngày “đèn đỏ”, niêm mạc bong ra từng mảng, tạo ra những vết thương lớn. Lỗ cổ tử cung ở trong trạng thái mở rộng, trong âm đạo có máu, môi trường axit bình thường bị thay đổi. Tình trạng này có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại vi khuẩn, từ đó dẫn đến nhiễm trùng. Do vậy, girl nên tránh việc “XXX”, tắm bồn, bơi, lội nước và rửa âm đạo. Băng vệ sinh phải được khử trùng, và nhớ là thay thường xuyên girl nhé.

Quan trọng nữa là, do trong ngày “đèn đỏ” sức đề kháng giảm nên girl cần phải tránh vận động mạnh và lao động thể lực nặng. Cần giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Cố gắng giữ ấm nửa dưới c‌ơ th‌ể, ăn ít đồ sống, lạnh và có tính kích thích.
Nhưng girl cũng đừng quá lo lắng, các tình trạng bất thường trong ngày “đèn đỏ” thường là do hoạt động nội tiết của trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng chưa hoàn thiện. Chúng sẽ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường sau một vài năm, khi c‌ơ th‌ể đã thực sự trưởng thành.
Biết đâu đến lúc đó, girl sẽ có thể thoái mái phẩy tay, "ngày "đèn đỏ" á, vô tư...".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật