Phòng, chống dịch sốt xuất huyết: Người dân vẫn lơ là, chủ quan

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bệnh sốt xuất huyết (SXH) đã bùng phát trên diện rộng và đang tiếp tục lây lan trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Các bệnh viện Nhi đồng và khoa Nhi ở nhiều bệnh viện khác đang quá tải bệnh nhân SXH.
Phòng, chống dịch sốt xuất huyết: Người dân vẫn lơ là, chủ quan
tiêm vắc-xin phòng dịch SXH tại phường Long Bình, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai).

Ngành y tế các cấp đã và đang nỗ lực triển khai các biện pháp phòng, chống, đặc biệt là công tác dập dịch và điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, người dân vẫn còn lơ là, chủ quan trước dịch bệnh, dẫn đến nhiều trường hợp trẻ em bị t‌ử von‌g đáng tiếc.

dịch SXH bùng phát trên diện rộng

Đồng Nai là địa phương được coi là “điểm nóng” về dịch bệnh SXH, cả về số ca bệnh, ổ dịch, mức độ lây lan và số bệnh nhi t‌ử von‌g. Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, chỉ tính trong tháng 7-2012, toàn tỉnh đã có 3.051 ca mắc bệnh SXH, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó có 4 bệnh nhi bị t‌ử von‌g (1 ca ở huyện Xuân Lộc, 2 ca ở thành phố Biên Hòa và 1 ca ở huyện Trảng Bom), nâng số ca bị t‌ử von‌g từ đầu năm đến nay lên 5 ca. Các trường hợp t‌ử von‌g đều do bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bệnh đã nặng, SXH độ 2, độ 3. Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng rối loạn đông máu, tổn thương đa cơ quan. Dù đã được chuyển lên bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh điều trị nhưng không thể cứu chữa được.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai, đến thời điểm này, SXH đã xuất hiện tại 100% xã, phường, thị trấn. Các địa phương có số người mắc bệnh SXH nhiều nhất là: Thành phố Biên Hòa và các huyện: Long Thành, Trảng Bom, Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ… dịch bệnh đang gia tăng đáng lo ngại ở các khu nhà trọ của công nhân, các khu dân cư đông đúc và ở địa bàn miền núi. Số bệnh nhi điều trị SXH ở bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng bệnh nhi mắc bệnh nặng, bị biến chứng, chuyển độ nhanh… cũng đang gia tăng.

Bác sĩ Cao Trọng Ngưỡng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Năm 2012 trùng vào chu kỳ dịch SXH (4 năm/lần). Việc có đến 4 ca bị t‌ử von‌g trong tháng 7 cho thấy dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống cơ quan y tế các cấp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến dịch bệnh bùng phát là do thời tiết diễn biến bất thường. Tháng 6-7 mưa nhiều, mật độ muỗi tăng mạnh. Chỉ số mật độ muỗi (DI) hiện nay là 0.26.

Theo thống kê của viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, đến nay các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã phát hiện gần 4000 ổ dịch SXH. Chính quyền và cơ quan y tế các địa phương đã chủ động triển khai các biện pháp khoanh vùng, khống chế, dập dịch bằng phun hó‌a chấ‌t, diệt bọ gậy. Tỷ lệ ổ dịch được phát hiện, xử lý đạt hơn 93%.

Cần sự vào cuộc của chính quyền, đoàn thể các cấp

Theo bác sĩ Cao Trọng Ngưỡng, khó khăn trong công tác này là việc người dân ở nhiều địa phương vẫn còn lơ là, chủ quan. Trong một số trường hợp, bệnh nhi có thể sẽ được chữa khỏi nếu người nhà đưa đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế kịp thời. Bên cạnh đó, nhiều địa phương đang thiếu trầm trọng vắc-xin phòng dịch. Theo bác sĩ Nguyễn Lê Đa Hà, Giám đốc bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, nhu cầu chữa bệnh ngày càng tăng nhưng lượng thuốc của bệnh viện không đáp ứng đủ. Một số chủng loại thuốc chỉ đủ đáp ứng công tác điều trị đến hết tháng 8-2012.

Trước tình hình dịch bệnh bùng phát và diễn biến phức tạp, tuần đầu tháng 8, đoàn công tác của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) do TS Trần Thanh Dương - Phó cục trưởng, Trưởng ban quản lý Dự án phòng chống SXH phụ trách đã về Đồng Nai và một số địa phương khu vực phía Nam chỉ đạo, hỗ trợ công tác khống chế dịch bệnh. Theo đánh giá của Cục Y tế dự phòng, SXH đang bước vào đỉnh dịch. Bên cạnh việc triển khai đồng bộ, mạnh mẽ chiến dịch phun hó‌a chấ‌t khống chế các ổ dịch, Cục Y tế dự phòng lưu ý các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, phát huy cao vai trò của các tổ, đội, cộng tác viên tuyên truyền; đẩy mạnh công tác giáo dục sức khỏe ở các địa phương, nhất là địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Cục Y tế dự phòng sẽ kịp thời hỗ trợ thuốc và phương tiện y tế cho các địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch SXH.

Từ tình hình thực tế dịch bệnh SXH đã và đang diễn biến phức tạp, đề nghị chính quyền và các tổ chức đoàn thể các địa phương tích cực vào cuộc, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong công tác tuyên truyền, phát hiện, khoanh vùng, khống chế dịch bệnh và hỗ trợ các gia đình đưa con em mắc bệnh đến các cơ sở y tế kịp thời. Không nên coi nhiệm vụ này là việc riêng của ngành y tế, dẫn đến tình trạng “khoán trắng” cho cán bộ y tế cơ sở.

 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật