Nỗi ám ảnh của phái đẹp

Ha_noi_bus Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hơn 90% phụ nữ ở khắp toàn cầu, trong đó có hơn 50% là những phụ nữ tại các vùng đồng quê ngày ngày phải chống chọi với ánh nắng... đang hứng chịu căn bệnh nám da. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về da liễu nếu biết cách có thể "loại bỏ’’ được căn bệnh làm chị em mất ăn mất ngủ này!
Nỗi ám ảnh của phái đẹp
Ảnh minh họa

Kéo nhau đi trị nám da

Có mặt tại các phòng khám da liễu của bệnh viện Da liễu TP. HCM, chúng tôi ghi nhận có hàng trăm bệnh nhân chầu chực được tư vấn về da và khám da liễu, trong đó có nám da. Chị Hoàng T.Ng 43 tuổi ở huyện Cai Lậy, Tiền Giang tâm sự: "Đây là lần thứ hai tôi đến khám tại bệnh viện Da liễu để được điều trị chứng nám da mặt".

Theo chị Ng. do công việc đồng áng nên phải phơi mặt ngoài trời thường xuyên nên bị nám da nhiều năm nay. "Nhiều lúc ở chồn đông người là tôi cứ e thẹn, mất tự tin da trên mặt bị nám đen, nên tôi quyết định lên thành phố chạy chữa", chị Ng. không ngần ngại nói.

Phơi mặt ra ánh nắng mặt trời nhiều là nguyên nhân gây nám

Tại phòng khám da liễu, chị Oanh ở huyện Bến Lức - Long An cho biết, đa số phụ nữ làm nông như chị đều bị nám da những chẳng ai quan tâm vì nghĩ "quanh quẩn ở đồng quê chứ có đi đâu mà làm đẹp". Thế nhưng, sau mùa màng rảnh rỗi chị Oanh có dịp lên thành phố thăm bà con, rồi được một người thân dẫn đi chữa nám da tại bệnh viện Da liễu TP.HCM nên từ đó về quê chị mới "phát động" cho chị em ở đó đi trị nám da. Chị Oanh nói: "Được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cách bảo vệ da chứ trước đây chị em ở quê cứ phơi mặt cả ngài ngoài đồng".

Điều tra tại các phòng khám của bệnh viên da liễu TP.HCM cho thấy, càng ngày tỷ lệ phụ nữ ở các tỉnh, đặc biệt là những người phụ nữ "chân lấm tay bùn" và hay phơi mình ngoài nắng đến khám chữa bệnh về da càng nhiều, trong đó tỷ lệ chữa bệnh nám da ở những địa bàn TP.HCM khi nào bệnh nhên đến chữa các bệnh về da cũng trong tình trạng quá tải.

Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương - giảng viên trường Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, đây là một xu hướng làm đẹp mới của phụ nữ nông dân khi họ đã có của ăn của để. Theo BS. Võ Thị Bạch Sương, nám da là tình trạng tăng sắc tố mắc phải, diễn biến một cách chậm chạp, có tính chất đối xứng với nhiều mức độ đậm nhạt khác nhau ở trán, thái dương, má, trên môi và cả cằm. bệnh nám da không trừ một ai và chúng "thích ứng" với tất cả mọi loại da, đặc biệt là chị em hay tiếp xúc nhiều với ánh nắng.

Bác sĩ Lý Hữu Đức - bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết: "Theo điều tra thì hơn 90% trường hợp mắc phải đều là phụ nữ, chủ yếu thường gặp ở người Tây Ban Nha, Mỹ, Phi và châu Á. Đặc biệt trong đó có 5-6 triệu phụ nữ Mỹ là nạn nhân và hơn 70% rơi vào phụ nữ đang mang thai.

Ngoài ra, yếu tố gây nên nám da còn lệ thuộc vào chủ‌ng tộ‌c, ánh nắng mặt trời và sự thay đổi nội tiết như: giai đoạn có thai, uống thuốc ngừa thai, dùng thuốc chống động kinh và rối loạn chức năng tuyến giáp..."

Thường dạng lâm sàng của nám da tập trung chủ yếu chiếm 64-70% ở trung tâm mặt, khu vực hai má, trán, trên môi, mũi và cằn, còn ở hạng hàm trên gồm hai bên má và mũi chỉ chiếm khoảng 27%, số còn lại tập trung ở dạng hàm dưới.

Bác sĩ Dương còn cho rằng, diễn biến mãn tính của nám da kéo dài trong nhiều năm, có bệnh ngày một trầm trọng hơn cho dù đã tích cực điều trị và tia cực tím cũng chính là nguyên nhân làm cho bệnh nặng hơn. Không những thế, nhiều phụ nữ vì quá "nôn nóng" với vết nám làm mất thẩm mỹ trên khuôn mặt nên đã dùng các mỹ phẩm, hương liệu và kem chống nắng đang quảng cáo tràn lan trên thị trường dẫn đến... lợi bất cập hại! cũng vì sự thiếu hiểu biết đó nên không ít trường hợp thuốc lại "tác dụng ngược" làm cho bệnh trở nên khó điều trị hơn, thậm chí một số người mang dị tật suốt đời.

Theo BS. Sương, bệnh nám da mới nghe tưởng chừng như điều trị đơn giản nhưng không phải dạng nám nào cũng điều trị được, như trường hợp nám bì có nghĩa là sắc tố nằm trong lớp bì khiến việc việc trị liệu rất khó khăn, phải dùng đến liệu pháp tia laser hay siêu mài mòn. Trường hợp nám thượng bì nghĩa nghĩa là tăng melanin (chất làm đen) ở lớp đáy và trên lớp đáy có thể điều trị được và dễ dàng hơn.

Các chuyên gia về da liễu cho rằng, người bị bệnh nám da sẽ được điều trị một cách nhanh chóng, nhưng không thực sự trọn vẹn nếu không tuân thủ các liệu pháp là chống nắng, dùng các biện pháp làm nhạt màu vết nám và biết kiên trì.

Theo đó, chống nắng là yếu tố được ưu tiên hàng đầu - có nghĩa phải chống nắng mọi lúc, mọi nơi. Có thể dùng chất chống nắng vật lý hoặc hóa chất chống tia cực tím. Trong trường hợp dùng chất chống nắng (phải có nguồn gốc rõ ràng, dùng theo chỉ định của bác sĩ da liễu) cần thoa tối thiểu 2lần/ngày, đặc biệt với những trường hợp bệnh nhân ra mồ hôi nhiều thì cần phải thay một lớp kem chống nắng mới trong thời gian 2-3 tiếng/lần. Đồng thời nên hạn chế phơi mặt ra nắng, với những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng cần dùng mũ, vải che kín mặt.

Nhiều nghiên cứu cho rằng dùng các hóa chất làm nhạt màu vết nám như: các dẫn xuất phenolic (Hydroquione, Mequione), Retinods, Acid Azelaic, Corticoid... một cách hợp lý phần lớn trả lại hơn 95% nét đẹp nguyên sơ mà bạn từng có.

Đối với chất Hydroquione là thuốc được nghiên cứu nhiều nhất và dùng phổ biến gần 50 năm nay, được xem là "tiêu chuẩn vàng" cho điều trị nám với cơ chế ức chế tyrosinase và ức chế sự sinh hắc tố, trị mụn hoặc Acid Kozic làm giảm các dẫn xuất, ngăn ngừa sự chuyển dopachrome thành chất làm đen hay vitamin C... đều có hiệu quả.

Ngoài ra, có thể dùng các biện pháp khác như lột da, tia laser, liệu pháp lạnh và siêu mài mòn. Tuy nhiên, khi thực hiện lột da nên chú ý dùng hóa chất để lột và phải có chỉ định rõ ràng; mỗi đợt lột cách nhau một tháng và tuỳ theo bệnh nám da từng người, công việc mà dùng các hóa chất phù hợp.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật