Mua tạm trữ 500.000 - 1 triệu tấn lúa

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 7.8, Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị lấy ý kiến các địa phương khu vực ĐBSCL về việc xây dựng quy chế tạm trữ lúa gạo theo hướng phân bổ chỉ tiêu từng địa phương, bảo đảm hỗ trợ trực tiếp cho người trồng lúa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Mua tạm trữ 500.000 - 1 triệu tấn lúa
Việc mua lúa gạo dự trữ cần đảm bảo cho nông dân có lãi 30% - Ảnh: Diệp Đức Minh

Theo Bộ NN-PTNT, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định giao Hiệp hội Lương thực VN (VFA) tổ chức thực hiện thu mua, tạm trữ từ 500.000 - 1 triệu tấn lúa quy gạo. Mức tạm trữ đối với hộ nông dân thấp nhất 5 tấn lúa.

Theo ông Nguyễn Văn Dương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nhiều năm qua cứ lúa vừa thu hoạch xong là giá thấp, nông dân bán gần hết thì lúa tăng giá, nhà nước có tạm trữ lúa nhưng chỉ giải quyết khó khăn tạm thời, chưa có biện pháp căn cơ. Còn theo ông Lâm Hoàng Sa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, mục tiêu đưa ra là đảm bảo cho nông dân có lãi 30% nhưng cơ sở tính giá thành sản xuất 1 kg từng vụ vẫn chưa thống nhất và chưa đủ, trong đó chưa tính tới công lao động của người trồng lúa. Ông Sa đề nghị nên có quỹ hỗ trợ nông dân hay quỹ bình ổn để kíc‌h thí‌ch đầu ra cho sản phẩm.

Nhiều đại biểu đề nghị nên giao chỉ tiêu cụ thể cho từng vùng; ngành ngân hàng thực hiện tốt chính sách cho vay vốn mua lúa, gạo tạm trữ. Ngoài ra, cũng nên phân định vai trò trách nhiệm của UBND tỉnh và VFA trong việc mua lúa tạm trữ; cần phải có cơ quan, cơ chế giám sát giá để giải quyết khi dân phản ánh giá thấp; nên nâng mức dự trữ các hộ từ 10-20 tấn lúa; cần có chính sách cho các doanh nghiệp tham gia dự trữ lúa; cho nông dân vay hưởng lãi suất bằng 0...

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng đề nghị nghiên cứu mở rộng cuộc điều tra khả năng dự trữ lúa trong dân, nông dân có điều kiện tạm trữ thì điều kiện như thế nào; giao cho địa phương giám sát các doanh nghiệp đủ điều kiện thu mua, tạm trữ gạo.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật