Những sinh vật kỳ lạ ở Madagascar

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các nhà thám hiểm đã thấy nhiều sinh vật kỳ lạ tại hòn đảo lớn trên Ấn Độ Dương - nơi được xem là kho báu về đa dạng sinh học này. Không lâu nữa, một nghiên cứu quy mô về các loài sẽ được thực hiện ở đây.
Những sinh vật kỳ lạ ở Madagascar
Loài vượn cáo rậm lông miền tây được tìm thấy trong các cánh rừng phía tây Madagascar.
Loài tắc kè đuôi lá khổng lồ sống ở Madagascar. Các nhà khoa học phỏng đoán có khoảng hơn 70% các loài động vật có xương sống có thể được tìm thấy ở "điểm nóng" sinh học này, nơi chỉ chiếm khoảng 2% bề mặt trái đất.
Loài vượn cáo lớn nhất đang sống, Indri indri, ở Madagascar.
Phelsuma lineatais là một loài tắc kè ở phía bắc hòn đảo này.
Propithecus perrieri là một trong số những loài nguy cấp nhất của họ vượn cáo. Chúng chỉ phân bố trong một khu vực nhỏ ở các cánh rừng khô hạn ở phía bắc Madagascar.
Pharmacophagus Antenor là loài bướm lớn nhất ở Madagascar và chỉ sống duy nhất ở đây.
Bao báp là tên gọi quen thuộc của loài cây Adansonia bản địa ở Madagascar. Cây này có thể chịu đựng khô hạn khắc nghiệt.
Kintana là con vượn cáo sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt đầu tiên, có nguồn gốc từ Madagascar. Nó sống tại vườn thú Bristol, Anh.
Con nhím cái này thường được tìm thấy ở Madagascar.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật