Phần “con“ man rợ của sát thủ cuồng dâ‌m

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vụ việc tên Đặng Trần Hoài (26 tuổi) lẻn vào nhà người dân, cưỡ‌ּng hiế‌ּp bé 8 tuổi, giết dã man bé 4 tuổi ở Sơn Tây (Hà Nội) đang gây rúng động trong dư luận. Càng ghê rợn trước kẻ phạm tội bệnh hoạn, người ta càng rùng mình trước nguy cơ môi trường sống ngày một mất an toàn...
Phần “con“ man rợ của sát thủ cuồng dâ‌m
Thủ phạm hay nạn nhân của nền giáo dục kém cỏi?

Tội ác man rợ

Bất cứ người nào cũng phải kinh hãi, xót xa khi nghĩ tới hình ảnh 2 cháu nhỏ ngây thơ, bị hại một cách dã man ngay trong chính nhà mình. Và bất cứ ai cũng phải phẫn nộ trước tội ác điên cuồng của một nam thanh niên 26 tuổi, đã có vợ và có con nhỏ 10 ngày tuổi.

Đánh giá đây là một vụ việc vô cùng nghiêm trọng, bà Hoàng Kim Thanh – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và v‌ị thà‌nh niê‌n (CSAGA), Giảng viên ĐH Văn Hóa phân tích: “Từ việc cách anh ta giết một em bé non nớt 4 tuổi với những nhát chém khủng khiếp trên mặt, đầu và c‌ơ th‌ể em, cho đến hành vi hiế‌ּp dâ‌ּm tàn bạo ngay sau khi thực hiện hành vi giết người, làm rách sâu tầng sinh môn của bé gái 8 tuổi, đều thể hiện thú tính mà bất cứ ai đã là con người nghe đến đều khiếp sợ và phẫn nộ. Đây cũng là hành vi vô đạo đức và tàn bạo mà xã hội đáng lên án và trừng trị”.

TS Nguyễn Thị Kim Quý cũng cho rằng, trong vụ việc này không có bất cứ lý do gì có thể biện minh cho tội ác mà tên Đặng Trần Hoài đã gây ra: “Chủ đích của hắn khi phạm tội là hiế‌ּp dâ‌ּm để thỏ‌a mã‌n nhu cầu tìn‌ּh dụ‌ּc. Như vậy, có thể nói hắn đã bị nhu cầu tìn‌ּh dụ‌ּc, bị bản năng chi phối, hoàn toàn không kiểm soát được hành vi của mình dẫn đến việc phạm tội. Cái tôi không thắng được bản năng, hắn đã hành động đầy thú tính – gây ra tội ác khủng khiếp với hai trẻ em.

Điều này thể hiện cái tôi kém cỏi, yếu ớt của kẻ không được rèn giũa thường xuyên, không được giáo dục đầy đủ trong gia đình và nhà trường. Một kẻ chỉ biết thỏ‌a mã‌n bản năng, thỏ‌a mã‌n phần “con” man rợ”.

Thủ phạm hay nạn nhân của nền giáo dục kém cỏi?

Trao đổi với Báo, TS Nguyễn Thị Kim Quý (Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam) chia sẻ những trăn trở về sự mất an toàn môi trường sống trong xã hội hiện đại. Dù đời sống con người ngày một phát triển, nhưng tội ác tiếp tục gia tăng cả về số lượng và tính chất hung tàn.

Trong vụ án lần này, cả 2 nạn nhân đều là trẻ em, và địa điểm xảy ra tại thị xã Sơn Tây – cách trung tâm thủ đô Hà Nội không xa. Không ở ngoài đường, không ở những vùng hẻo lánh, mà ngay ở nơi đô thị, vụ việc báo động mức độ thiếu an toàn của cuộc sống người dân.

Một xã hội mà nhu cầu cơ bản của con người là nhu cầu an toàn bị đe dọa, thể hiện những bất ổn nghiêm trọng, cần nhiều cơ quan ban, ngành cùng lên tiếng và phối hợp để giải quyết.

“Báo chí gần đây lên tiếng rất nhiều, công luận cũng phản ứng hết sức mạnh mẽ song dường như các vụ việc tương t‌ּự vẫ‌ּn xảy ra thường xuyên… Về lâu dài, điều này đã và đang khiến người dân mất lòng tin. Trật tự xã hội rối ren, con người mất lòng tin thì cái ác sẽ được đà lấn át cái thiện. Xã hội ấy không thể tồn tại và phát triển” – bà Kim Quý chia sẻ.

Theo bà Quý, những người chịu trách nhiệm trước dân không thể mãi dửng dưng, im lặng mà cần phải vào cuộc bằng những biện pháp cụ thể thiết thực để thay đổi. Theo bà, phải bắt đầu từ giáo dục, gia đình.

nạn nhân cần được trị liệu tâm lý càng sớm càng tốt

Cháu H. – nạn nhân sống sót trong vụ án nghiêm trọng tại Sơn Tây đang phải gánh chịu một nỗi bất hạnh có thể sẽ theo đuổi cháu cả cuộc đời.

Bà Hoàng Kim Thanh cho rằng: “Vết thương thể chất mà chúng ta đã biết có thể lành sẹo theo năm tháng nhưng những sang chấn tâm lý  khó thể chữa lành được. Đặc biệt là những sang chấn tâm lý ở tuổi ấu thơ đối với những trường hợp bị hiế‌ּp dâ‌ּm.

Cháu H. tại bệnh viện - (Ảnh: GDVN)

Những chấn T.Tâm lý của mỗi trường hợp là khác nhau nhưng đa số các em bị hiế‌ּp dâ‌ּm thường bị phá vỡ sự toàn vẹn của bản ngã nên các em thường rơi vào tình trạng mất đi cảm giác cơ bản về sự an toàn; sự lo sợ; mặc cảm; xa lánh mọi người; sự chán chường căm ghét bản thân, dẫn đến sự hủy hoại ý thức về giá trị của bản thân.

Đặc biệt, có em bị ám ảnh, ác mộng và tái diễn lại những trải nghiệm đạu thương trong suốt thời gian dài và có thể suốt cả cuộc đời , ảnh hưởng đến chất lương cuộc sống và có thể dẫn đến bệnh tâm thần.

Đối với em H., như một số thông tin em bé  tỏ ra tỉnh táo và khá bình tĩnh, nhưng rất có thể những tổn T.Tâm lý đang âm ỉ hủy hoại tâm hồn non nớt của em. Vì vậy em phải được các nhà chuyên môn trị liệu tâm lý cho càng sớm càng tốt”.

hung thủ phải chịu khung hình phạt cao nhất

Luật sư Nguyễn Văn Tú
Chưa có gì thể hiện tên Đặng Trần Hoài là kẻ tâm thần hay gặp các vấn đề về tâm lý. Kết luận liên quan cần các nhà chuyên môn nhận định.

Trong trường hợp sức khỏe tâm thần hoàn toàn bình thường, kẻ thủ ác có thể phải bị truy tố về nhiều tội nghiêm trọng nhất là tội hiế‌ּp dâ‌ּm, tội giết người và tội cố ý gây thương tích.

Riêng xét ở tội giết người, hắn đã có ba tình tiết tăng nặng. Một là giết trẻ em, hai là giết người mà liền trước, liền sau là tội nặng (liền trước là hiế‌ּp dâ‌ּm trẻ em, liền sau là cố ý gây thương tích), ba là hành động giết người có tính chất dã man, côn đồ”.

Khoản 4 Điều 112 nêu rõ: “Mọi trường hợp gia‌ּo cấ‌ּu với trẻ em chưa đủ mười ba tuổi là phạm tội hiế‌ּp dâ‌ּm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ 12-20 năm, tù chung thân hoặc t‌ử hìn‌h”.

Còn tội “Giết trẻ em” được quy định tại điểm c, Khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình Sự: “Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12-20, tù chung thân hoặc t‌ử hìn‌h: a) Giết nhiều người; b) Giết phụ nữ mà biết là có thai; c) Giết trẻ em;”

Về tội cố ý gây thương tích, khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình Sự  ghi  rõ: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11-30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng - 3 năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ..

Như vậy, trong  vụ án này, hung thủ phải bị truy tố ở khung hình phạt cao nhất là t‌ử hìn‌h.

(Luật sư Nguyễn Văn Tú - GĐ Công ty luật TNHH Fanci, Phó Chủ nhiệm đoàn LS Bắc Giang)

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật