“Cười ra nước mắt” với bài thi môn Lịch Sử

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Năm 1945 chúng ta đánh thắng giặc Mỹ xâ‌m lượ‌c”, “Đảng cộn‌g sả‌n Việt Nam ra đời năm 1975 đã cùng Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ”… - đó là một số những lỗi trong bài thi ĐH môn Lịch Sử khiến giám khảo “cười ra nước mắt”.
“Cười ra nước mắt” với bài thi môn Lịch Sử
Kỳ thi đại học vừa qua có nhiều thí sinh mắc lỗi ngớ ngẩn trong môn Lịch Sử. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Trong vài ngày tới, lần lượt các trường có nhiều khoa thuộc khối C với các môn tự luận Văn - Sử - Địa sẽ hoàn thành những công đoạn cuối cùng để công bố kết quả thi. Nhiều trường đã chấm xong môn Lịch Sử. Qua trao đổi với một số giáo viên làm cán bộ chấm thi ở một số Hội đồng chấm thi ở TP Vinh, nhiều giám khảo đã thất vọng bởi chất lượng của nhiều bài thi quá kém nhưng không khí trong các phòng chấm thi môn Sử rất “sôi nổi” bởi gặp những bài thi, những dòng chữ nêu sự kiện và bình luận sự kiện “cười ra nước mắt” của thí sinh!

Câu 1 (2,0 điểm): “Cuộc khai thác thu‌ộc đị‌a lần thứ 2 của thực dân Pháp đã có tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam”?.
Theo nhận xét của các giám khảo, đa số thí sinh có xu hướng trình bày cả 2 tác động cuộc khai thác thu‌ộc đị‌a về kinh tế là tích cực và tiêu cực ở câu này, thường thí sinh nào làm tốt nhất vẫn không thể nêu hết 4 ý mà đáp án yêu cầu do đều tập trung vào ý “tác động như thế nào” (mà ý này chỉ được 0,5 điểm). Theo các giám khảo, câu này nên “trình bày cuộc khai thác thu‌ộc đị‌a lần thứ 2 của thực dân Pháp và tác động của nó đối với nền kinh tế Việt Nam” thì sẽ chuẩn hơn và phù hợp với thang điểm của Bộ GD-ĐT. Giám khảo phải chấm rất “linh hoạt” để thí sinh đỡ thiệt thòi ở câu hỏi này.

Câu 2 (2,0 điểm): “Từ năm 1919 đến năm 2000, lịch sử Việt Nam đã trải qua những thời kỳ nào? Khái quát nội dung chính của thời kỳ lịch sử diễn ra sự kiện quân và dân ta đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp”.

Đây là câu mà nhiều thí sinh mắc nhiều lỗi “ngớ ngẩn” nhất. Nhiều thí sinh không chia được thời gian theo từng thời kỳ như trong sách giáo khoa và đáp án. Các giám khảo cho rằng, các em ôn để thi đại học nhưng không chịu đọc và nắm kỹ nội dung cơ bản của bài “Tổng kết lịch sử Việt Nam từ 1919 đến năm 2000” trong SGK Lịch sử 12.

Ở vế thứ 2 của câu này, rất nhiều thí sinh đã xác định sai kiến thức nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử từ 1945 đến 1954. Hầu hết, các thí sinh sa vào trình bày nội dung chi tiết của chiến thắng Điện Biên phủ 1954 (ý này chỉ có 0,25 điểm) nhưng lại không nhớ chính xác nên cứ “ngây thơ ” mà viết: “Từ năm 1945 nhân dân ta vật lộn với Pháp vì Pháp nổ súng chiếm nước ta làm thu‌ộc đị‌a”, “Năm 1945 chúng ta đánh thắng giặc Mỹ xâ‌m lượ‌c”, “Đảng cộn‌g sả‌n Việt Nam ra đời năm 1975 đã cùng Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân chiến thắng Điện Biên Phủ”…

Câu 3 (3,0 điểm): “Cuối tháng 3/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã có quyết định gì để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam? Quyết định đó được đề ra dựa trên những cơ sở nào? Tóm tắt diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh”.

Về mặt nội dung kiến thức, hầu hết thí sinh đều đưa ra cơ sở để giải phóng miền Nam sau chiến thắng Phước Long - Đường số 14.

Về lỗi sai sót, đây cũng là câu mà nhiều thí sinh “sáng tạo” ra lịch sử nhiều nhất, tự “xê dịch” các mốc thời gian của lịch sử, nhớ lẫn lộn giữa sự kiện này với sự kiện khác.

Một trong những sự nhầm lẫn gây “choáng” nhất của thí sinh đối với nhiều giám khảo là khi viết về Hồ Chí Minh.

Nói về sự kiện chiến dịch Hồ Chí Minh, nhiều thí sinh đã nhầm lẫn “khó tưởng tượng” về thời gian, không gian: “Hồ Chí Minh về nước năm 1975 trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam”, “do không có người lãnh đạo năm 1975 nên nhân dân ta bầu Nguyễn Ái Quốc lên làm Chủ tịch nước”,“năm 1975 nhờ sự kêu gọi trực tiếp của Hồ Chí Minh nên bà già, em bé, phụ nữ đã xông lên đánh Pháp giải phóng miền Nam, hoá ra Việt Nam vi phạm công ước chiến tranh của Liên Hiệp quốc”…

Ở phần Lịch sử thế giới (phần tự chọn), chủ yếu các thí sinh chọn câu 4a (về Ấn Độ). Rất nhiều bài làm của thí sinh khi chọn câu 4b (về Nhật Bản) mắc nhiều lỗi “bịa kiến thức” như”: “Năm 1945, Liên Xô thua quân đồng minh nên Nhật Bản đã dùng bom nguyên tử để dọa các nước khác”, “Nhật Bản cậy mình giàu có nên đem quân đi xâ‌m lượ‌c thu‌ộc đị‌a”, “Nhật Bản là thành viên sáng lập tổ chức ASEAN”…

Lỗi phổ biến nhất của nhiều thi sinh ở câu này là không phải thiên về chi tiết ngày tháng năm và những số liệu mà nhầm lẫn kiến thức rất cơ bản giữa Liên Xô với phá‌t xí‌t Nhật Bản, giữa Mỹ với Nhật Bản, giữa kẻ ném bom nguyên tử với nước bị ném bom…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật