Các trường ĐH phương Tây “đổ bộ” vào Ấn Độ

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong vòng hai năm trở lại đây, hàng loạt các trường ĐH nước ngoài “bắt tay” với các trường ĐH ở Ấn Độ. Tờ Asia Times nhận định rằng cuối cùng thì nền giáo dục của Ấn Độ đã “mở cửa”, một giai đoạn mới đang bắt đầu cho ngành giáo dục nước này...
Các trường ĐH phương Tây “đổ bộ” vào Ấn Độ
Du học sinh Ấn Độ tại Australia. (Ảnh: Couriermail)

130 trường ĐH Ấn Độ hợp tác với ĐH nước ngoài

Tháng trước, trường St Xavier"s College of Kolkata, một trong những cơ sở đào tạo bậc đại học (ĐH) chính thống nhất ở Ấn Độ, thông báo việc trường hợp tác với ĐH Manitoba (Canada).

Đối với trường St Xavier"s, một trong những trường ĐH lâu đời nhất và uy tín nhất ở Ấn Độ luôn khẳng định được những giá trị độc lập của mình, sự hợp tác này rất có ý nghĩa. Đó là sự hợp tác đầu tiên của trường với một cơ sở đào tạo bậc ĐH của nước ngoài trong suốt 150 lịch sử của trường. Mặc dù đang hợp tác với một trường ĐH trong nước, trường St Xavier"s đã từ chối mọi loại hình hợp tác với nước ngoài và muốn giữ được quyền tự trị mà trường đã giành được 2 năm trước đây.
Nhưng không chỉ riêng có trường St Xavier"s hợp tác với trường ĐH phương Tây. Trong vòng 2 năm qua, có rất nhiều trường ĐH nước ngoài “bắt tay” với các trường ĐH Ấn Độ, ví dụ như các trường ĐH Harvard, Kellogg, Michigan, Carnegie Mellon, viện Công nghệ Georgia (Mỹ), rồi trường Grenoble Ecole de Management (Pháp), trường Aston Business School (vương quốc Anh). Đồng thời, các trường ĐH theo định hướng nghiên cứu như trường London Business School, ĐH Stanford và trường Anderson School of Management thuộc ĐH California (bang Los Angeles, Mỹ) cùng nhiều trường khác trên khắp thế giới đang “nhăm nhe” việc thành lập các cơ sở ở Ấn Độ.
Dù cho khác nhau về phương pháp hợp tác hoặc phương pháp giảng dạy, tất cả các trường ĐH nước ngoài đều cố gắng đáp ứng một nhu cầu lớn nhất của các sinh viên (SV) Ấn Độ: có được bằng cấp của nước ngoài mà không phải chi trả những khoản chi phí khổng lồ khi du học nước ngoài.

Say mê bằng cấp nước ngoài và coi đó là một “hội chiếu” để tìm được việc ở nước ngoài và để có cuộc sống tốt đẹp, trong nhiều năm nay, SV Ấn Độ ồ ạt đi du học, đặc biệt là tới nước Mỹ. Theo bộ Phát triển Nhân lực Ấn Độ, mỗi năm có hơn 100.000 SV Ấn Độ đi nước ngoài học tập và hiện có hơn 200.000 SV Ấn Độ đang ở nước ngoài, mỗi năm SV nước này phải tiêu hơn 4 tỷ USD cho việc du học.

Giờ đây, khi có một vài trường ĐH nước ngoài mở lớp ở Ấn Độ và nhiều trường khác đang dự định tiến vào Ấn Độ, dường như một giai đoạn mới đang bắt đầu cho ngành giáo dục nước này.

Mahesh Senagala, phó giáo sư trường ĐH Texas, người ủng hộ việc giáo dục theo hướng tự do hóa ở Ấn Độ, nhận định rằng cuối cùng thì ngành giáo dục Ấn Độ - vốn được coi là thụt lùi đáng kể so với nền kinh tế - đã “mở cửa”. Các trường ĐH nước ngoài không chỉ mở các khóa học ở 5 thành phố lớn nhất Ấn Độ mà còn tới cả những thành phố và thị trấn nhỏ.

Theo nghiên cứu mới công bố của viện Quy hoạch và Quản lý Giáo dục Quốc gia Ấn Độ, đến nay có hơn 130 trường ĐH nước này đã hợp tác với các trường nước ngoài cấp bằng nước ngoài. Đồng thời, hơn 20 trường khác cũng sắp ký kết với các trường Ấn Độ về loại hình hợp tác này.

Các hình thức giáo dục của các trường ĐH nước ngoài ở Ấn Độ cũng rất khác nhau. Trong khi một số trường như viện Công nghệ Georgia, ĐH Harvard, ĐH Wigan & Leigh (vương quốc Anh) lập những cơ sở độc lập ở Ấn Độ, hầu hết các trường ĐH nước ngoài đều thích hình thức hợp tác với một trường Ấn Độ. Việc hợp tác này giúp các trường ĐH nước ngoài có thể ngay lập tức “hòa nhập” vào nền văn hóa và các vấn đề thu‌ộc đị‌a phương, đồng thời cũng giảm được đáng kể chi phí giáo dục.

Ngành giáo dục Ấn Độ không đáp ứng nhu cầu người học

Theo giáo sư Michael Trevan, hiệu trưởng trường ĐH Manitoba, việc các trường ĐH nước ngoài ngày càng quan tâm đến ngành giáo dục Ấn Độ phản ánh khoảng cách giữa cầu và cung của một nền giáo dục tốt ở Ấn Độ. Khi SV Ấn Độ không tìm được một trường ĐH phù hợp ở trong nước, họ sẽ đi ra nước ngoài.

Tờ Asia Times nhận định rằng, không còn nghi ngờ gì nữa, ngành giáo dục Ấn Độ quá nhỏ và không thể đáp ứng nhu cầu của một đất nước có hơn 1 tỷ dân. Theo Hội đồng Tri thức Quốc gia, trong tổng số dân Ấn Độ ở nhóm tuổi 18 - 24 (chiếm 60% dân số), chỉ có 7% vào học ĐH. Con số này nếu đem so sánh với các nước đang phát triển khác ở châu Á đã thấy chênh lệch, chưa nói gì đến các nước phát triển ở phương Tây. Ví dụ, ở Trung Quốc, 13% dân số từ 18 - 24 tuổi học xong ĐH, con số tương tự ở Philippines là 31%, ở Malaysia là 27% và ở Thái Lan là 19%.

Ngoài ra, các chuyên gia nhận định rằng SV Ấn Độ được học những khóa học hoàn toàn lỗi thời hoặc không thích hợp. Các nhà giáo dục cho rằng chương trình giảng dạy không phát triển nhanh đúng mức còn các giáo sư và các trường ĐH Ấn Độ thì chỉ kiểm soát được rất ít việc cải thiện tình hình giáo dục.

Chất lượng của hệ thống giáo dục bậc ĐH của Ấn Độ cũng có vấn đề. Các ngành công nghiệp nước này thường xuyên phàn nàn rằng chỉ khoảng 25% kỹ sư và 15% chuyên gia tài chính và kế toán được đào tạo ở Ấn Độ là có đủ kỹ năng để làm việc cho các công ty tiên tiến.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật