Liên bang Mỹ là mô hình kiểu mẫu cho Liên minh châu Âu?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khủng hoảng eurozone khiến nhiều người cho rằng châu Âu có thể học tập Hamilton và các nhà tạo lập nước Mỹ hồi thế kỷ 18 để xây dựng khối liên minh trên toàn châu lục. Tuy nhiên, điều đó có hoàn toàn đúng?
Liên bang Mỹ là mô hình kiểu mẫu cho Liên minh châu Âu?
Ảnh minh họa
Liệu các nhà lãnh đạo châu Âu có thể học tập Alexander Hamilton? Những nỗ lực của Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của nước Mỹ thường được mô tả như là mô hình chuẩn mực cho khối liên minh châu Âu. Cuộc khủng hoảng eurozone khiến rất nhiều người cho rằng châu Âu có thể học tập Hamilton và các nhà tạo lập nước Mỹ hồi thế kỷ 18 để có thể xây dựng khối liên minh trên toàn châu lục. Tuy nhiên, điều đó có hoàn toàn đúng?
Mỹ là một khối liên kết của nhiều bang, khác hẳn với EU vốn là một liên minh của nhiều nước. Các bang của nước Mỹ có chung lợi ích, chung một nguồn gốc và tôn giáo và ít nhất họ cũng có những nét chung về văn hóa và cùng nói một thứ tiếng. Đây là một nước liên bang với mối liên kết chính trị chặt chẽ đã có từ trước đó.
Có đôi lúc, những người ủng hộ mối liên minh sâu sắc hơn ở châu Âu viện dẫn Luận cương Liên bang được Hamilton, John Jay và James Madison viết ra vào năm 1787 – 1788 để hối thúc các nhà lãnh đạo châu Âu áp dụng mô hình thể chế liên bang của nước Mỹ cho châu Âu. Tuy nhiên, trong luận cương này có đoạn “một dân tộc thống nhất là một dân tộc mà mọi người dân có cùng nguồn gốc, cùng nói 1 thứ tiếng, theo cùng 1 tôn giáo, được điều hành bởi cùng 1 chính phủ và có những nét tương đồng và văn hóa và phong tục…” Rõ ràng là những người sáng lập ra liên bang Mỹ không bao giờ đề xuất ý tưởng hợp nhất những thu‌ộc đị‌a cũ của nước Anh với các thu‌ộc đị‌a của Pháp hay Tây Ban Nha để thành lập một nước Mỹ với người dân nói đủ các thứ tiếng khác nhau.
Trong những năm 1970, với vai trò là Bộ trưởng Tài chính dưới thời Tổng thống George Washington, Hamilton đã đẩy mạnh việc hợp nhất thông qua công cụ là ngân hàng trung ương, các quỹ đầu tư vào cơ sở hạ tầng liên bang và các hội sản xuất liên bang. Tuy nhiên, có thể ông sẽ chế giểu ý tưởng cho rằng mô hình liên kết Massachusetts, Virginia và New York sẽ được áp dụng thành công để kết nối Đức, Hy Lạp và Ba Lan lại với nhau. Theo ông, sự an toàn của một liên minh phụ thuộc rất lớn vào việc có chung một ý chí. Lòng yêu nước bắt nguồn từ môi trường sinh trưởng, giáo dục cũng như nền tảng gia đình.
Mặc dù vậy, không phải EU không thể học được gì từ lịch sử nước Mỹ. Mỹ không chỉ là một liên bang mà cũng là đất nước làm chủ Bắc Mỹ về kinh tế. Mỹ xứng đáng với vai trò là người lãnh đạo có trách nhiệm khi ra tay cứu giúp nền tài chính của Mexico vào năm 1994.
Ví dụ của nước Mỹ cho thấy vai trò lãnh đạo có thể được thực hiện hiệu quả kể cả khi không có những định chế chính thức siêu quốc gia. Nỗ lực hối thúc các nước thông qua Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ của Mỹ đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước láng giềng. Tuy nhiên, điều này không thể ngăn cản việc Mỹ hành động với danh nghĩa vì lợi ích chung của nền kinh tế toàn khu vực khi cần thiết.  Mỹ có thể sử dụng các định chế song phương hoặc đa phương để đưa ra chính sách kinh tế cho toàn khu vực.
Là nền kinh tế lớn nhất khu vực, quyền lực của Đức ở châu Âu không thể sánh ngang với vai trò của Mỹ ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, 2 hoặc 3 nền kinh tế lớn nhất hợp lại có thể đảm nhận vai trò này.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật