Đổ tội cho sếp đầu trò vụ hiế‌ּp dâ‌ּm, giết người

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nghe một số nghi phạm trong nhà tạm giữ xúi, Cao khai chủ mưu vụ trọng án là ông sếp của mình - chủ tịch UBND xã - hòng được giảm nhẹ hình phạt.
Đổ tội cho sếp đầu trò vụ hiế‌ּp dâ‌ּm, giết người
Cao (mặc áo trắng) bị dẫn giải ra hiện trường thực nghiệm điều tra. Ảnh: CAND.

Phòng Cảnh sát Hình Sự tỉnh Hà Giang vừa thực nghiệm điều tra vụ án hiế‌ּp dâ‌ּm, giết người và cướp tài sản gây xôn xao dư luận. Dưới chân cầu Km số 5 đường Hoàng Su Phì là bãi ghềnh đá bên con suối chảy xiết, nghi phạm Giàng Seo Cao (23 tuổi, nguyên cán bộ UBND xã Bản Péo, huyện Hoàng Su Phì) bị dẫn giải đến hiện trường. Tất cả hành vi phạm tội của Cao như những thước phim ghê rợn chầm chậm quay về…

Theo đó, khoảng 15h, Cao đi xe máy chở chè từ nhà ra khu vực xã Nậm dịch, huyện Hoàng Su Phì bán. Sau khi hết hàng, Cao quay về thì gặp chị Đặng Mùi Chạn (21 tuổi) đang rảo bộ đi mua thuốc nam về uống.

Chạn quê ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang nhưng sang xã Bản Péo ở chơi với người nhà từ cuối tháng 9/2011 nên Cao có quen biết. Cao rủ Chạn cùng về xã Bản Péo bằng xe máy. Đến khu vực cổng trời, Chạn xuống đi bộ về nhà, còn Cao sau khi về đưa tiền bán chè cho vợ trong đầu nảy sinh ý đồ đen tối.

Cao lấy xe máy lao ra đường đi tìm Chạn, rủ đi ra thị trấn Vinh Quang chơi. Gặp hai người khác, cả nhóm vào quán bia. Sau đó, Cao và Chạn đi tiếp đến quán phở vừa ăn, vừa uống rượu.

Gần 20h, Cao chở Chạn đến một cây cầu và khống chế, cưỡ‌ּng hiế‌ּp. Bị nạn nhân dọa báo công an, anh ta muốn giết cô gái để che giấu hành vi đồ‌ּi bạ‌ּi. Cao nhặt hòn đá to, dùng hết sức ném trúng đầu Chạn. Cô gái ngã ngửa ra phía sau, chỉ kịp kêu "ối".

Khi bị bắt, Cao thừa nhận hành vi, song khai làm theo sự chỉ đạo của Ma Seo Vần (38 tuổi, Chủ tịch UBND xã Bản Péo). Theo Cao, Vần đã chỉ đạo Cao rủ Chạn đi chơi, rồi đưa xuống cầu... Sau khi, hai người đàn ông thỏ‌a mã‌n dụ‌ּc vọn‌ּg, bị Chạn dọa tố cáo, chính chủ tịch Vần chỉ đạo cấp dưới giết chết nạn nhân, vứt xác xuống suối.

Khi được gọi hỏi, Vần khai có uống rượu với một nhóm người quen, trong đó có Cao và cô Chạn. Nhưng sau đó, vì say rượu, Vần đã gọi cho con trai đến đón về.

Theo thượng tá Nguyễn Trường Giang, Trưởng phòng PC45 Công an tỉnh Hà Giang, vì Vần là cán bộ trẻ, lại có uy tín với bà con trong xã nên các anh rất thận trọng khi lấy lời khai và củng cố chứng cứ. Bởi nếu Vần có tội, cảnh sát phải đấu tranh để buộc anh ta khai nhận. Nhưng nếu không phạm tội mà các anh không giải oan được cho Vần thì xã sẽ mất đi cán bộ trẻ có năng lực.

Thượng tá Giang cùng các điều tra viên nhiều ngày trở lại địa bàn, nơi Cao, Vần và nạn nhân sinh sống, lấy lời khai nhân chứng, thu thập thêm các tài liệu, chứng cứ. Đến những ngày tháng 6, các anh đã có đủ tài liệu khẳng định Vần không phạm tội.

Nhưng điều quan trọng chính là buộc Cao khai lý do vì sao đổ oan cho người khác. Cao là người dân tộc thiểu số, đã không muốn thì nửa lời cũng không nói. Bằng cách “mưa dầm thấm đất”, ngày nào vào hỏi cung các anh cũng nói chuyện với Cao về đạo lý làm người, về tập tục của người dân tộc (cái bụng không nói dối, không đổ cái ác cho người khác…).

Cho đến ngày 4/7, sự kiên trì đấu tranh của các anh đã có kết quả, Cao khai một mình gây ra vụ án nghiêm trọng trên. Cao thừa nhận, trong thời gian bị giam giữ một số nghi phạm cùng buồng giam xui anh ta đổ lỗi cho chủ tịch Vần vì “cán bộ to sẽ gánh tội hết" còn mình sẽ nhẹ tội đi...

“Điều vui mừng nhất của chúng tôi lúc này là đã giải oan được cho một con người và trả lại đúng bản chất của vụ án”, thượng tá Giang cho biết.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật