“Không dễ đạt điểm 9, 10 môn Hóa“

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhận định số lượng thí sinh đạt điểm trung bình sẽ tăng so với năm ngoái nhưng thầy Trương Minh Long (khoa Hóa, ĐH Sư phạm Hà Nội) cũng cho rằng điểm 9, 10 sẽ không nhiều.
“Không dễ đạt điểm 9, 10 môn Hóa“
Thí sinh với tâm trạng khác nhau sau giờ thi. Ảnh: Hoàng Hà.

Thầy Long nhận định, đề Hóa khối A năm nay phân bố đồng đều về kiến thức Hóa học THPT ở cả lớp 10, 11, 12, cân bằng giữa lý thuyết và bài tập. Vì vậy, những thí sinh học chắc lý thuyết có thể coi đây là đề tương đối dễ. Ở mã đề 913, có 2 câu lý thuyết trùng với đề năm ngoái là câu 38 và câu 46.

"Đề thi này có một đặc điểm tương đối khác so là không có dạng bài kim loại hoặc hợp chất của kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh", thầy Long nói.

Trong phần bài tập, có những câu phân loại học sinh cao như 2, 27, 33, 36 và vài câu cần tính toán dài, buộc thí sinh cẩn thận hơn là 18, 33, 39.

Phần lý thuyết là kiến thức sách giáo khoa nhưng cũng có liên hệ vận dụng với thực tế như 25, 27. Duy nhất câu vận dụng kiến thức ngoài sách giáo khoa là câu 14 (Na2S2O3 + dung dịch H2SO4 (loãng)), chỉ học sinh chuyên mới nắm được.

Theo thầy Long, câu 5 đòi hỏi học sinh phải nắm vững tính chất vật lý của các amin no mạch hở. Đó là trạng thái, mùi và tính tan của muối amoni; và tính chất hóa học của các dipeptit và tripeptit.

Câu 40, học sinh cần phải đọc kỹ đề khi làm bài bởi yêu cầu của đề là tìm “tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R” nhưng có thể học sinh mới chỉ tìm ra số p mà đã khoanh đáp án.

Câu 25 học sinh phải nắm vững toàn bộ tính chất vật lý, bản chất hóa học (nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn trong benzen) và cả ứng dụng của phenol.

Với đề thi này, giảng viên Hóa nhận định, số thí sinh đạt trung bình 5-6 điểm sẽ tăng lên vì số lượng câu lý thuyết và những câu tính toán đơn giản nhiều hơn năm ngoái. Tuy nhiên, để đạt điểm 9 - 10 cũng không phải dễ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật