“Cởi trói” trong thi cử hay khó thêm cho cả thầy trò?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
3/7 là ngày thí sinh cả nước chính thức làm thủ tục dự thi ĐH, CĐ đợt một. Vậy mà chủ đề sôi sục nhất đang thu hút nhiều giáo viên, học sinh và cả người dân vào cuộc vẫn xoay quanh những cái “được” và “không được” đem vào phòng thi.
“Cởi trói” trong thi cử hay khó thêm cho cả thầy trò?
Ảnh minh họa

Thế “đẽo cày giữa đường”

Cái thế được một số bạn đọc nhận xét “như đẽo cày giữa đường” của ngành Giáo dục trong việc thi cử này có vẻ như vẫn được thể hiện tới phút áp chót kỳ thi, khi tối 1/7 Bộ GDĐT còn gửi công văntới chủ tịch hội đồng tuyển sinh các trường ĐH, CĐ và các cơ quan truyền thông để giải thích thêm Điều 25 của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy.

Cụ thể, Bộ nói rõ: Thí sinh được mang vào phòng thi các loại máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được thông tin ra ngoài phòng thi và người sử dụng không nghe được âm thanh, không xem được hình ảnh trực tiếp, tại chỗ nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.

Cũng về việc này, báo Báo ngày 30/6 dẫn ý kiến của TS Nguyễn Kim Quang, Trưởng Phòng Đào tạo trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM nêu băn khoăn: “Nếu không cấm những phương tiện kỹ thuật thu, phát, ghi âm, ghi hình sẽ gây lúng túng cho cán bộ coi thi vì rất khó để nhận định được thiết bị nào được phép và thiết bị nào bị cấm mang vào phòng thi. Đặc biệt, đối với cán bộ coi thi ở các cụm, các tỉnh sẽ gặp nhiều khó khăn, kể cả khi được tập huấn”.

Trong các phản hồi của bạn đọc, số ý kiến ủng hộ động thái được xem như có phần “cởi trói” cho thí sinh này chỉ chiếm tỉ lệ ít hơn hẳn so với những người không đồng tình. Mà việc các nhà giáo dục làm thế nào cũng vấp phải phản ứng cũng là lẽ thường, vì vẫn bị người dân coi chỉ như những giải pháp tình thế, để chữa cháy mới chỉ ở phần ngọn mà thôi.

“Lẽ nào các vị làm quy chế chưa biết câu chuyện ‘Đẽo cày giữa đường’? Vì sau khi vụ tiêu cực Đồi Ngô vỡ lở, các vị đưa thêm vào quy chế như thế thì tôi e là cảnh trường thi ĐH, CĐ sẽ rất rối. Giám thị cần phải được học nghiệp vụ phân biệt các thiết bị công nghệ đó, mà muốn vậy đầu tiên phải mời được các chuyên gia (chắc là số lương sẽ không đủ đáp ứng yêu cầu), sau đó tổ chức tập huấn đã rồi hãy bắt các giám thị làm việc. Chán cho cảnh ‘đẽo cày’ thế này quá!” - LVT:tuatlevan@husc.edu.vn

Khó thầy khó trò

Tuy là thời đại công nghệ thông tin phát triển, nhưng đâu phải thấy cô giáo nào cũng thuộc diện Hi –Tech hơn được đám học trò “nhất quỷ nhì ma…” thường chiếm thế thượng phong tronh lĩnh vực này, vì vừa dễ tiếp cậnvừa có nhiều thời gian cập nhật mọi tiến bộ kỹ thuật hơn.

“Theo tôi, Bộ GDĐT làm thế này có lẽ là lại phản giáo dục! Chuyện thi cử phải nghiêm túc, không phải giám thị nào cũng có khả năng đánh giá thiết bị có khả năng truyền tin hay không do công nghệ hiện nay rất tinh vi.Đã đi thi cử thì chỉ được phép mang bút và máy tính (loại cho phép) cũng như thước kẻ. Chứ theo tôi nghĩ, đây hoàn toàn không phải là biện pháp chống tiêu cực!” - Ngọc Hưng:ngochung_03@gmail.com

“Quy định như vậy thì quá khó cho giám thị, vì tôi nghĩ đa số sẽ không thể biết rõ được thiết bị nào truyền hoặc không truyền được thông tin ra ngoài” - Hoang Chuong:tuxa.online1@gmail.com

“Mình rất đồng ý với ý kiến cho rằng: Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay thìmột thiết bị rất nhỏ, giá không quá cao cũng đã có thể trực tiếp truyền hình ảnh, video… ra ngoài. Việc này chắc các cán bộ coi thi kiểm tra, phân biệt là rất khó. Mà thực tế không phải ai cũng có chuyên môn để làm được việc này. Mình nghĩ là công văn này nên đi kèm theo các địa điểm tổ chức thi đại học cần bố trí cả thiết bị theo dõi, loại bỏ các tín hiệu từ phòng thi ra ngoài .(nếu làm được cả 2 cách thì hẵng làm)” - HT:httuyenbk87@gmail.com

“Không hiểu Bộ GDĐT nghĩ sao mà lại đưa thêm những quy định này vào? Làm sao các giám thị có thể kiểm tra, phân biệt hết tất cả các loại thiết bị hiện đại nữa chứ. Chắc chắn điều này sẽ làm cho tiêu cực nhiều hơn thôi. Không biết đây là ‘kaizen’ của vị giới chức nào nữa. CHÁN!” - Lý Quỳnh:quynhly21@yahoo.com

“Làm gì có loại máy nào chỉ ghi âm mà không phát được, cũng không có loại máy ảnh nào chỉ chụp mà không cho xem ảnh được > Chắc chỉ có mấy loại từ thế kỉ 19 thì may ra còn giữ được chức năng đấy thôi…” - Nguyễn Đình Huệ: nguyen.hue.hp88@gmail.com

“Tôi nghĩ Bộ GDĐT nên thuê thêm lực lượng chuyên gia Hi-Tech (ký hợp đồng với đơn vị chuyên ngành) để phân bổ vào các phòng thi với nhiệm vụ hỗ trợ kiểm tra thiết bị của thí sinh khi làm thủ tục vào phòng thi mỗi buổi thi” -Hoàng Hương:huong_novosti@yahoo.com

“…. Năm nay mình đi coi thi mà Bộ GD thay đổi quy chế như thế này sẽ là một nhiệm vụ rất lớn đối với những người coi thi như mình, rất áp lực và cũng không phải ai cũng phân biệt được những loại thiết bị nào được mang vào phòng thi và không được mang vào phòng thi. Mấy ngày gần đây mình có theo dõi về vấn đề này lên rất lo lắng, không biết mình sẽ phải làm như thế nào đối với quy chế mới này? Mong Bộ GD xem xét lại” - Nguyên Hằng:hangxurac@gmail.com

“Sao lại có quy định kỳ cục như vậy. Làm sao giám thị có thể kiểm soát được thiết bị nào là đúng quy định, thiết bị nào không. Trong khi công nghệ ngày càng hiện đại thì các thủ đoạn sử dụng các công nghệ đó ngày càng tinh vi. Nản!” - Báo:greathero038@yahoo.com

“Làm như vậy là làm khó cho cán bộ coi thi rồi, vì cần phân biệt thế nào là thiết bị truyền ra ngoài được và không truyền ra được. Tôi nghĩ Bộ nên quuy định rõ tên thiết bị được phép mang vào, chứ không chung chung như vậy được!!” - Dan ngheo:nguyentuananh@gmail.com

“Tôi thấy Bộ GD&ĐT nói thế là tự nhiên mình lại nói phản lại câu trước đó của mình. Các bạn thử suy nghĩ phân tích kỹ xem.

+ Không được mang vào: các loại máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh và thiết bị mà người sử dụng có thể nghe được âm thanh, xem được hình ảnh trực tiếp, tại chỗ hoặc có thể truyền thông tin ra ngoài phòng thi.

+ Được mang vào: các loại máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được thông tin ra ngoài phòng thi và người sử dụng không nghe được âm thanh, không xem được hình ảnh trực tiếp, tại chỗ nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.

Theo mình, điều vô lý ở chỗ: là máy ghi âm nhưng lại không nghe được âm thanh? là máy ghi hình nhưng lại không xem được hình ảnh? Không có âm thanh, không có hình ảnh mà cũng có thông tin sao?” - Aphu:phumy.giang@yahoo.com.vn

“Tôi nghĩ, đây lại là cách làm thái quá để chống tiêu cực”- Tien: tientb1975@gmail.com.vn
Giám thị tham gia buổi tập huấn công tác coi thi do trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức (ảnh: Như Hùng, báo Báo)

Thắt thắt mở mở nên chăng?

Không ít ý kiến phản ứng gay gắt hơn, viện dẫn “chức năng nhiệm vụ” khác nhau giữa của thí sinh với giám thị. Đồng thời viện dẫn kinh nghiệm của các nước khác cũng vạch rõ những thực tế riêng có lẽ là cũng khá đặc thù của VN:

“Sĩ tử đi thi chứ có đi quay phim chụp ảnh đâu mà được mang máy quay, máy ảnh vào phòng thi làm gì. Theo tôi, quy định này lại chỉ làm phức tạp thêm trong thi cử thôi. Không thể lấy cách tiêu cực để trị tiêu cực được” - Trần Tiến:trantien_83@yahoo.com.vn

“Thí sinh vào phòng thi là để làm bài thi chứ không phải tìm tiêu cực. Việc phát hiện tiêu cực là trách nhiệm của giám thị. Nếu muốn ngăn chặn hãy làm mạnh tay, phòng thi nào dung túng cho tiêu cực thì giám thị đó bị buộc thôi việc (thôi việc dạy học chứ không phải thôi làm giám thị), hoặc nếu là học sinh sinh viên thì buộc thôi học. Cho phép nhà báo (có thẻ, có quyết định giao nhiệm vụ cụ thể) vào kiểm tra đột xuất... Làm gắt gao như vậy thì thử xem có còn tiêu cực không? Giải pháp cho thí sinh đem các thiết bị như vậyvào phòng thi, theo tôi nghĩ chỉ là một biện pháp kém khôn ngoan”- Nguyễn Hoài Nam:12345domdom@gmail.com

“Đi thi mang máy chụp ảnh chi vậy? Như vậy Bộ GD khỏi cần cử thanh tra làm gì, cứ cho thí sinh tự do chụp ảnh, đi thi như đi du lịch vậy và giáo viên trở thành những cái cây biết nói tô điểm thêm phong cảnh đẹp!Tôi không dámtưởng tượng rằng, qua một kì thi ta sẽ có thể xem được rất nhiều phim do thí sinh quay lại. Màtrong đó giáo viên là diễn viên chính bất đắc dĩ cùng với các diễn viên phụ làm những động tác như nhau, trong một bối cảnh như nhau trong mấy chục mét vuông! Và chắc chắn sau đó giáo viên sẽ càng có nhiều cơ hội xuất hiện trên truyền thông và có lẽ sẽ "nổi tiếng" hơn nữa đó. Tôi nghĩ Bộ GD nên xem xét đưa ra những phương án tốt nhất , tìm ra nguyên nhân sâu xa để triệt tiêu, chứ đừng làm vậy khiến dư luận xem như chỉ "ném đá ao bèo" rồi đâu lại cũng vẫn thế mà thôi” - Nguyễn Văn Vui:ngvui.edu@gmail.com

“Mình là người có em gái đi thi, khi đọc thông tin này đã cảm giác loạn hết cả lên huống chi là những người sẽ làm nhiệm vụ coi thi và quản lý. Mình thấy đề xuất này hoàn toàn gây xáo trộn trong tâm lý của rất nhiều người. Mình ủng hộ như mọi năm: cấm mọi thiết bị mang vào. Như thế giám thị sẽ dễ dàng trong khâu xử lý và giám sát, mà thí sinh đỡ phân tâm khi làm bài thi” - Phạm Lê Huyền Trang: phamlehuyentrang510@gmail.com

“Năm nay tôi là một trong những người được giao nhiêm vụ coi thi ĐH. Có thiếu gì cách để chống gian lận trong thi cử ?!?! Nhiệm vụ của thí sinh là làm bài thi và thực hiện đúng quy chế của kỳ thi tuyển sinh. Còn những nhiệm vụ khác bao gồm cả việc chống gian lận trong thi cử là việc hội đồng coi thi, giám thị coi thi. Nên sàng lọc và nâng cao chất lượng của cán bộ coi thi, chứ không nên cho thí sinh thêm những sự lựa chọn để rồi chính những thí sinh ấy lại có thể là những người vi phạm quy chế đầu tiên” - Hung™ :humillionairewaiter@yahoo.com.vn

“Tôi sống ở nước ngoài đã lâu và tham gia rất nhiều kì thi, tôi thấy quy chế chung luôn là: - Tắt và nộp toàn bộ các thiết bị điện tử cho giám thị. -Chỉ sử dụng bút + tẩy (giấy được phát). Thế là đủ, tại sao VN mình lại cho mang máy quay vào có thể làm phiền các thí sinh khác?”- Nguyen Judi:julia9872@gmail.com

“Theo tôi, đã đi thi thì nên nghiêm cấm mang tất cả các dụng cụ có khả năng gian lận thi. Chỉ cần bút, giấy nháp (đã phát), thước kẻ, máy tính cá nhân (nếu yêu cầu), bảng tuần hoàn (nếu cần). Việc thí sinh quay phim chụp ảnh với mục đích phản ánh tiêu cực là không cần thiết, vi phạm quy chế thi…. Nếu bạn đã từng thi học kỳ ở các trường Đại học nước ngoài, thì thây sbất kỳ hành vi vi phạm nào đều bị cấm thi, nặng thì đuổi học. Điều này cần phải học tập. Còn việc giám sát giám thi là việc của hội đồng coi thi, của cục khảo thí. Nếu họ làm việc không công tâm thì cần có biện pháp xử lý kỷ luật. Nếu điều kiện cho phép thì bố trí máy quay tại các phòng thi, tại thời điểm này nếu cần có thể đầu tư 1 máy ảnh giá chỉ khoảng 1tr5 là có thể quay phim giám sát” - Bùi Quang:bvq2000@gmail.com

“Đã cấm thì cấm hết. Đừng có quy định này nọ chỉ thêm rắc rối! Tự dưng lại mua việc cho cán bộ coi thi. Các vị chắc đâu có biết áp lực của người coi thi như thế nào, nếu các vị là giám thị có giám sát hết được không? Sai đâu chỉ đổ lên đầu giám thị, quá là khổ!! Theo tôi, đây là cách tư duy vẫn còn mang tính chộp giật, chưa suy nghĩ thật kỹ” - Lam Anh:sonthanh1023@gmail.com

“Tốt nhất là cấm cả: mọi thiết bị điện tử nghe - nhìn, tất nhiên là trừ các thiết bị y tế như các máy hỗ trợ tim hay ... Mà trước đó nếu thí sinh nào dùng các thiết bị y tế thì nên có giấyxác nhậnsức khỏe của bệnh viện cho riêng những trường hợp này” - Nguyễn Quang Linh:nguyenql@vnn.vn

“Tôi thấy Bộ hình như ngày càng phức tạp hoá vấn đề coi thi. Sao không quy định thí sinh chỉ được mang thẻ dự thi, CMND, compa, thước kẻ, bút chì, bút bi, cục tẩy,máy tính không có các chức năng ghi hình, truyền tin. Chỉ thế thôi, không nên cho thí sinh mang máy ảnh vào phòng thi, vì tất cả điều đó chỉ làm phức tạp và gây khó khăn cho những thí sinh dự thi và giám thị coi thi thôi” - Uyen:uyendt@gmail.com

“Theo công điện mới nhất của Thứ trưởng thì các thiết bị không truyền được dữ liệu nhưng có thể phục vụ việc gian lận khi chấm thì không được mang vào. Thử hỏi thí sinh mang camera vào phòng rồi quay lại mẫu bài thì chấm có khách quan không. Cho nên tôi thấy nếu cho mang vào thì lợi ít mà hại quá nhiều. Chủ yếu lại tạo điều kiện cho thí sinh gian lận hơn, mà giám thị lại càng khốn khổ. Cho nên tôi nghĩ bất cứ camera loại gì đều phải thu hết” - A:Luongducbau@yahoo.com.vn

“Tôi nghĩ BGD ngày càng làm cho việc thi cử thêm phức tạp. Thí sinh đi thi chỉ được mang các đồ dùng thiết yếu (Thước kẻ, bút chì,tờ atlat, máy tính bỏ túi và giấy tờ theo yêu cầu thôi). Cần tập trung vào làm bài của mình mà có khi còn không đủ thời gian. Chứ theo tôi nghĩ, thí sinh đi thi mà còn thời gian dùng máy ảnh, máy ghi âm thì làm sao làm được bài. Mà khi nhiều thí sinh trong phòng thi sử dụng các thiết bị này sẽ làm ảnh hưởng đến các thi sinh khác, vô tình làm ảnh hưởng chung đến việc thi cử của thí sinh.Chưa nói đến có thí sinh vào phong thi không làm được bài mà lại chỉ tập trung những việc quay phim chụp ảnh..... thì làm sao CBCT quản lý được. Chưa biết chừng còn có những cá nhân chỉ đăng ký đi thi mà mục đích vào đó để giám sát giám thị..... Vậy thì tiêu cực lại càng tiêu cực. Theo tôi, không nên áp dụng quy chế này… Học sinh đã đi thi là đi thi, chỉ lo cho bài vở của mình mà thôi” - Nguyễn Chiến: Huechien@gmail.com

Sáng kiến hay “chữa cháy”?

Một số ý kiến nhấn mạnh tính ưu việt của hình thức sử dụng camera, song ủng hộ cũng có mà phản hồi ngược lại viện dẫn thực trạng còn nhiều khó khăn về kinh phí cũng như hình thức giám sát, kiểm tra sau đó cũng có.

“Tôi là giáo viên đã coi thi nhiều năm. Theo tôi, lắp camera ở tất cả các phòng thi là giải pháp phù hợp nhất” - Thanh:thanhsonghinh@gmail.com

“Tôi là cán bộ coi thi năm nay. Nhưng với tình hình như thế này thì thật khó cho tôi quá. Tôi thấy viêc lắp camera vào phòng thi rồi bộ quản lý thì hay nhất, ai vi phạm sẽ bị xử lý” - Nguyễn Tấn Triển:nguyentantrien@gmail.com

“Bộ nên trang bị cho tất cả các phòng thi ở các hội đồng thi thiết bị camera quan sát để theo dõi quá trình thi sẽ tốt hơn là việc cho thí sinh mang vào phòng thi những thiết bị quay phim, ghi hình như thế. Cách làm này vừa tế nhị, vừa nhẹ nhàng cho các giám thị coi thi nhưng hiệu quả cũng rất cao. Trong quá trình coi thi hoặc sau khi thi nếu cần sẽ kiểm tra lại hệ thống sẽ thấy ngay” - Quang Thạnh:quangthanh1958@gmail.com

“Lắp camera là một giải pháp, nhưng kinh phí thiết bị, lắp đặt, duy trì hoạt động khá lớn” - Phạm Tuấn:tuanpa1@gmail.com

“Có thật là đơn giản không? Các bạn có dự tính được chi phí lắp đặt camera chotất cả các phòng thi là bao nhiêu tiền không? Chưa kể còn phải có thêm phòng điều khiển, xử lý, nhân sự để theo dõi, giám sát nữa. Cực kỳ tốn kém và phức tạp. Nhìn chung khi mà nhiều người đã cố tình không trung thực thì mọi chuyện vẫn sẽ không hề đơn giản chút nào đâu” - Kiên:trungkien547@yahoo.com.vn

“Ý kiến này tất nhiên là vô cùng hiệu quả rồi . Nhưng cái chính là chi phí của nước ta chưa thể đáp ứng khả năng lắp camera ở tất cả các phòng thi, và tính thời thời điểm này là bất khả thi. Không phải cái gì tốt ta cũng áp dụng được hết, còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế nữa chứ. Những nơi vùng quê, vùng sâu xa thì không thể có kinh phí lắp đặt được. Theo mình nghĩ là như vậy” - Trăng Trời:trang_xinh0203@yahoo.com

“Nếu như các bạn nói là thiết bị ghi hình, ghi âm thanh gây khó khăn cho giám thị coi thi và phản tác dụng, thì tôi cũng không nghĩ là camera có thế chống tiêu cực. Bởi vì lắp camera thứ nhất là tốn kém tiến của cho các hội đồng coi thi. thứ hai là ai sẽ là người xem các hình ảnh của các camera ấy? Là thanh tra, là hội đồng coi thi đó, nhưng nếu họ không muốn chống tiêu cực thì sao? Nếu có phản ảnh của ai đó, nhưng nếu họ cắt các đoạn có chứa nội dung quay cóp thì sao? Không được đâu. Cho thí sinh đem theo các thiết bị hợp luật là vẫn khách quan nhất. Có điều chúng ta phải có cách quản lí các thiết bị đó sao cho tốt nhất” – Nguyen Son:nguyenson.edu51@gmail.com

“Cấm là cấm chứ sao lại có kiểu cấm nửa vời như vậy??? Những năm trước cấm vẫn có hiện tượng sử dụng thiết bị công nghệ cao, vậy bây giờ cấm như vậy thì có khi lại chỉ lợi bất cập hại. Bộ GD nên xem xét lại, cấm cho ra cấm thật nghiêm, không nên cấm nửa vời như vậy” – Huu Thanh:nguyenhuuthanh8759@gmail.com

“Tôi thấy hành động mới của Bộ Giáo duc thật bất ngờ. Tôi không giám chắc sẽ là sáng kiến hay tối kiến nữa... Đã đành chống tiêu cục là "nghĩa vụ" chung của toàn dân, nhưng có lẽ chúng ta có nhiều thời gian và nhân lực hơn đến mức phải cho thí sinh mang các loại máy ảnh, máy ghi âm vào phòng thi để “chống tiêu cực". Có lẽ chỉ nên cho các thí sinh mang vào phòng thi các loại bút, chì, thước kẻ, máy tính...là đủ. Cũng khó có thể hình dung phòng thi sẽ như thế nào nếu khoảng 25 người trong phòng mà thi thoảng có dăm bảy người "lách tách" chụp cho vui. Và trong khoảng thời gian đó những thí sinh khác mất bao nhiêu thời gian vì những ồn ào xung quanh. Dù sao cũng chúc các thí sinh làm bài hiệu quả, chúc kỳ thi tốt đẹp!” - Khắc Việt:khacvietcn@gmail.com

“… Chắc đây là giải pháp cuối cùng để hạn chế tiêu cực trong thi cử? Nhưng tôi vẫn thấy giải pháp nay không tích cực. Thử hỏi nếu 1 phòng thi mà chỉ cần 4-5 máy ảnh và 1 số dung cụ ghi hình, thu âm đặt trên bàn… Vàđối với thí sinh không làm đươcj bài thi họ sẽ chụp ảnh chơi vàtiếng động của máy ảnh chụp thì ảnh hưởng tới cả phòng thi ra sao? Tôi nghĩ, đây là quy chế có lẽ chỉ gây rối thêm với trường thi mà thôi” -Tuấn Dũng:ltdung68@gmail.com

Tuy vậy, ngay cả từ phía những người đóng góp ý kiến kèm theo cả những “kế sách” được hiến với mong muốn giúp ngành giáo dục có được hướng đi đúng đắn và phù hợp hơn trong tương lai, thì xem ra cũng chưa thấy lóe lên được một tia sáng nào thật khả dĩ…

“Bộ GDĐT có biết bao nhiêu GS, TS, Thạc sỹ làm công tác nghiên cứu/quản lý, thế mà chẳng lẽ chỉ với một vụ việc Đồi Ngô, Bộ đã phải ra hẳn một thông tư mang tính chất chữa cháy như thế? Theo tôi nghĩ, các vị cần có cái nhìn xa hơn, sâu hơn, chủ động hơn, khách quan hơn thì may ra GD Việt Nam mới khá lên được” - Quản lý:quocdung81@gmail.com

“Tôi thấy đó vẫn là cách co vẻ như GIẬT GẤU VÁ VAI và BẤT LỰC! Hàng loạt biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, cùng với đó là hệ thống thanh tra, giám sát nhưng Bộ GD phải dùng đến biện pháp này cho thấy sự bất lực đến tột độ trong việc kiểm soát chất lượng thi cử. Nếu như ngay từ đầu, Bộ thực hiện một quy chế nghiêm ngặt, thưởng phạt công minh và thật mạnh tay thì sẽ thật khó để xuất hiện những vụ việc như của thầy giáo Đỗ Việt Khoa, Đồi Ngô, những con số “vàng” 99,99% đỗ tốt nghiệp...Để rồi đến nay, khi mà mọi thứ có vẻ như đang đi quá tầm kiểm soát thì Bộ GD lại đưa ra một quy định mới, cho phép chụp ảnh, ghi hình như đã nêu ở trên. Tôi thấy quá buồn… cười.

Vậy có phải là giờ đây dường như các thí sinh còn được phép kiêm thêm một nhiệm vụ ngầm nữa là giám thị hờ? Những điều này cho thấy sự thất bại trong chính sách giáo dục của nước ta. Bản thân tôi thấy quá chán nản với những sự việc liên quan đến giáo dục diễn ra trong suốt thời gian dài vừa qua. Nếu những việc như thế này cứ tiếp tục diễn ra, niềm tin của người dân sẽ ngày càng đi xuống và thế thì thật là nguy hiểm cho nền giáo dục nước nhà. Tôi yêu Việt Nam và mong muốn những hành động quyết liệt hơn nữa, cụ thể là trong lĩnh vực giáo dục này, để Việt Nam ngày càng mạnh phát triển nhanh hơn và mạnh hơn” - Dương Tuấn Quang:tuanquang2002@gmail.com

“Thực sự theo tôi thấy, đây là lại thêm một biểu hiện gây thất vọng lớn cho ngành giáo dục Việt Nam. Tôi nghĩ điều đó chỉ cho thấy sự lúng túng của cơ quan quản lý giáo dục mà thôi. Tôi vẫn nghĩ, bao năm nay thi đại học thế nào thì cứ để nó diễn ra như thế, không cần làm phức tạp và tạo áp lựcthêm lên thí sinh và giám thị coi thi. Tôi lấy một ví dụ thế này: "Một thí sinh mang một máy quay hợp lệ vào phòng thi, do không làm được bài em ngồi ghi hình các thí sinh hoặc giám thị trong phòng. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các em thí sinh khác và gây khó khăn cho các giám thị". Nói đơn giản hơn thì có lẽ là Bộ GDĐT lúng túng trong xử lý vụ Đồi Ngô, nên đã chuẩn bị một hành lang pháp lý cho mình để tránh trách nhiệm khi có sự việc như vậy xảy ra khi tổ chức thi ĐH, CĐ chăng?” - Tiên Sinh:haiyenpt84@gmail.com

“Theo tôi nghĩ, bản chất 2 kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ là khác nhau. Một kì thi lấy thành tích cho nhà trường sở tại, còn một kì thi tuyển chọn sinh viên đủ điều kiện vào theo học ... Vậy nên không thể khắc phục lỗi của coi thi tốt nghiệp để áp dụng vào coi thi ĐH, CĐ được. Nhất là khi không phải giám thị coi thi nào cũng phân biệt được các loại máy móc ...Riêng việc coi thi đã vất vả rồi, bây giờ còn thêm phân biệt các loại máy ghi âm, ghi hình nữa há chẳng phải bộ GDĐT đẩy trách nhiệm trực tiếp cho người coi thi với thí sinh hay sao? Mà thí sinh vào phòng thi không lo làm bài, lại chăm chăm việc quay người này người kia thì làm bài sao được.... Theo tôi, bộ GDĐT cần có những biện pháp hợp lý hơn” - Đức Lâm:lamleeKts@yahoo.com.vn

Phải làm sao đây khi cách nào cũng khó thầy, khó trò, khó cả cho dư luận trong việc đánh giá, nhận xét và góp ý. Nhưng cũng chẳng thể làm ngơ trước vấn nạn tiêu cực vốn tác động trực tiếp đầu tiên là tới các em học sinh – thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Làm sao ngành giáo dục và cả XH có thể ngồi yên, trước những câu hỏi đầy sức nặng của chính các thế hệ trẻ như Nguyễn Đắc Thôngthongnd78@yahoo.com bày tỏ:

“Hix hix… Mình cứ tưởng trong phòng thi chỉ có giám thị thực hiện chức năng giám sát thí sinh, thế mà giờ đây thí sinh giám sát giám thị lại trở thành một chủ đề hot? Không cho mang máy quay vào phòng thi thì giám thị có thể tha hồ muốn làm gì thì làm. HS chúng mình thấp cổ bé họng biết kêu ai? Nói thực với những thí sinh học tốt, làm bài được mà phải nhìn bạn khác quay bài thì cay cú lắm chứ. Đang ở cái độ tuổi hình thành nhân cách, muốn thật giả luôn phân minh ấy mà phải nhìn, phải nghe thấy những tiêu cực như vậy mà không làm một điều gì đó cho lẽ phải thì quả thực rất khó chịu. Nói thì ‘chết’ mà không nói thì tức anh ách, nhưng biết chọn lối nào đi cho đúng được đây??????????”

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật