Vất vả chống mạ‌ּi dâ‌ּm, m‌a tú‌y

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 11-6, đoàn kiểm tra công tác phòng chống m‌a tú‌y, mạ‌ּi dâ‌ּm và HIV/AIDS do Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, dẫn đầu đã có buổi làm việc tại TPHCM. Đây là địa phương có số ca lây nhiễm HIV/AIDS giảm nhưng hoạt động mạ‌ּi dâ‌ּm cao cấp, mạ‌ּi dâ‌ּm có tổ chức và m‌a tú‌y tổng hợp lại diễn biến ngày càng phức tạp, gây ra nhiều quan ngại.
Vất vả chống mạ‌ּi dâ‌ּm, m‌a tú‌y
Cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm tại một cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạ‌y cả‌m tại quận Bình Tân - TPHCM, tháng 8-2011. Ảnh: THÀNH ĐỒNG

mạ‌ּi dâ‌ּm: Khó kéo giảm

Phó Giám đốc Công an TPHCM, Thiếu tướng Phan Anh Minh, cho biết mạ‌ּi dâ‌ּm công khai (đứng đường) đã giảm đi nhưng mạ‌ּi dâ‌ּm trá hình trong các hoạt động có cấp giấy chứng nhận đầu tư lại phát sinh nhiều và tồn tại dai dẳng. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện có đến 88% cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạ‌y cả‌m vi phạm. “Nhiều nơi đã bắt quả tang, khởi tố người chủ nhưng họ vẫn mượn người khác đứng tên để tiếp tục kinh doanh. Ví dụ như ở quận Bình Tân, báo chí đã nêu rất nhiều” - ông Minh nói.

Theo ông Nguyễn Văn Minh, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TPHCM,Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc sở đã làm rất nhiều cách và tấn công liên tục vào các điểm tệ nạn nhưng mục tiêu kéo giảm là rất khó khăn.
“Tôi có nhiều buổi tiếp xúc với các địa phương, hầu hết lãnh đạo các cấp quận/huyện, phường/xã đều bức xúc trước việc những cơ sở kinh doanh trá hình được cấp phép quá nhiều và rất dễ dàng. Có những cơ sở biết chắc được cấp phép sẽ hoạt động tệ nạn nhưng vẫn phải cấp phép theo quy định của Luật Đầu tư” - ông Nguyễn Văn Minh nêu.
Đối với mạ‌ּi dâ‌ּm cao cấp, nhiều đại biểu dự buổi họp trên cho rằng đó là biểu hiện của lối sống tha hóa và nó đang ngày càng biến tướng. Thiếu tướng Phan Anh Minh nhận định có các trường hợp B.hoa để phục vụ nhu cầu nhiều đối tượng thương nhân, khách du lịch, nhà đầu tư.
Theo ông Minh, hiện công an chưa có điều kiện xác minh chính xác nhưng thông tin cho biết hằng năm có khoảng 2.000 phụ nữ Việt Nam sang Singapore B.hoa. Phần lớn họ không có ngoại ngữ, không biết nơi đến như thế nào nhưng vẫn liều lĩnh ra nước ngoài.

Đau đầu với “hàng đá”

Thông tin từ Công an TPHCM cho biết từ năm 2009 đến nay, số lượng m‌a tú‌y tổng hợp (m‌a tú‌y đá) và tội phạm sử dụng chất gây nghiện tăng đột biến. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2012, số “hàng đá” được phát hiện bắt giữ chiếm 1/3 các loại chất m‌a tú‌y và nhiều gấp 4 lần heroin (vốn được con nghiện Việt Nam trước đây sử dụng nhiều nhất).

Nhiều đại biểu tỏ ra rất lo lắng, băn khoăn trước những kẽ hở trong nhập khẩu, quản lý, kinh doanh, sử dụng dược liệu có chứa tiền chất m‌a tú‌y. Đại diện Công an TPHCM, Bộ Y tế, Cục Hải quan đều phàn nàn việc khó quản lý tiền chất m‌a tú‌y trong kinh doanh tân dược. “Trong năm 2011, các doanh nghiệp dược tại TPHCM đã sử dụng hơn 7 tấn thuốc có tiền chất ma túy. Đây là điều rất đáng lo trong hoàn cảnh có nhiều kẽ hở trong công tác quản lý dược phẩm hiện nay” - Thiếu tướng Phan Anh Minh nhìn nhận.

Theo ông Phan Anh Minh, đáng chú ý là tính quốc tế và vai trò trung chuyển m‌a tú‌y tổng hợp tại TPHCM ngày càng thể hiện rõ. Từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã bắt 5 vụ vận chuyển qua cửa khẩu quốc tế. Các đường dây vận chuyển m‌a tú‌y từ châu Phi (đặc biệt là Nigeria) thâm nhập Việt Nam ngày một táo bạo và tinh vi.
Những đối tượng này lấy vợ người Việt rồi đưa qua Singapore, Thái Lan sinh sống; sau đó móc nối về nước tìm người vận chuyển. Ông Minh cho biết tội phạm m‌a tú‌y có nguồn gốc từ Nigeria đã tuyển chọn khoảng 10 cô gái Việt Nam để phục vụ mục đích vận chuyển m‌a tú‌y và có những phụ nữ đã đi tới 5 chuyến.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật