Bóng ma trong ảnh hay hiện tượng vòng tròn ánh sáng?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo nhiều nhà khoa học, nhà ngoại cảm thì các vòng tròn ánh sáng là trạng thái tĩnh của linh hồn, và đến một lúc nào đó sẽ chuyển từ tĩnh sang động, biến thành một dạng mặt người hoặc toàn bộ c‌ơ th‌ể.
Bóng ma trong ảnh hay hiện tượng vòng tròn ánh sáng?
Ảnh minh họa
Có rất nhiều những bức ảnh chụp được trong điều kiện bình thường, nhưng lại có bóng mờ ảo, ma quái. Đôi khi chỉ là những đốm sáng, những vòng tròn nhưng từ đó có thể luận được hình ảnh theo trí tưởng tượng, đôi khi hình bóng trong ảnh lại rõ nét và ngay lập tức nhận ra là hình ảnh của một ai đó mà trong lúc chụp ảnh không hề tồn tại.
Nhiều nhà nghiên cứu khi bắt tay vào hiện tượng này, với những đốm sáng trong ảnh, họ gọi nó là vòng tròn ánh sáng, và điều đó liên quan mật thiết tới tâm linh.

Theo họ, các vòng tròn ánh sáng sẽ là một trạng thái tĩnh của linh hồn. Đến một lúc nào đó nó chuyển sang trạng thái động, tức là nó có thể biến một phần thành dạng mặt người hoặc toàn bộ c‌ơ th‌ể.

Khi truy cập internet hay sách báo để tìm tài liệu trên thế giới, bạn dễ dàng bắt gặp những trang web giới thiệu về những vòng tròn như vậy. Họ gọi những vòng tròn như vậy là các orbs, lấy gốc từ chữ orbita có nghĩa là những vòng tròn.

Họ cũng chụp được những vòng tròn một cách ngẫu nhiên, thu hút nhiều người đưa lên mạng những tấm ảnh đặc biệt mà mình chụp được. Trong phần tranh luận cũng có những ý kiến trái chiều, có người cho đó là ảnh các vong vì không thể liệt vào các lỗi quang học, người thắc mắc tại sao lại có nhiều vong thế?
Trước đây chúng ta chỉ có máy ảnh chụp phim, có độ nhạ‌y cả‌m không cao, một cuộn phim nhiều nhất cũng chỉ có 36 kiểu, chỉ được chụp vào những mục đích thông dụng. Khi in ảnh ra nếu thấy có những vòng tròn thì họ quy ngay là do lỗi kỹ thuật.
Ngày nay trong các nghiên cứu, các nhà khoa học sử dụng kết hợp các ảnh chụp kỹ thuật số và các ảnh chụp bằng phim để chứng minh rằng ảnh các vòng tròn là có thực chứ không phải chế tác bằng máy vi tính.
Cuốn "Sự sống sau cái chết" (Life after life) của Raymond A. Moody đã dẫn ra nhiều trường hợp những người đã trải qua trạng thái cận tử hoặc chết lâm sàng (Near Death Experiernce - NDE).

Sau khi thoát chết và trở lại cuộc sống một số người đã kể rằng, họ đã biến thành một vòng tròn ánh sáng : "Khi tim tôi ngừng đập... tôi thấy như mình là một quả bóng tròn hoặc một hình cầu nhỏ. Tôi không thể nào mô tả được nó". Hoặc: "Tôi thoát ra khỏi thể xác của mình và tôi quan sát nó từ cự ly cách đó khoảng 10m, nhưng ở đó tôi vẫn có khả năng suy nghĩ giống như bình thường".

Những tài liệu dẫn trên cũng phù hợp với quan điểm của một số nhà khoa học khác. Chẳng hạn Tiến sĩ S Boris Isakov, người Nga cho rằng, linh hồn là một thứ vật chất siêu nhẹ có thể chụp ảnh được.
Ảnh chụp tại đường 19.12, Hà Nội (chợ âm phủ cũ)

Linh hồn có thể giao tiếp với các linh hồn khác như lời kể của một người cận tử trong cuốn sách nói trên của Raymond A. Moody: "Tôi có thể trông thấy cánh tay từ nguồn sáng đó chạm vào tôi... và tôi đưa tay ra nắm lấy bàn tay ấy...".
Vòng tròn ánh sáng là những linh hồn?
Có thể lý giải ở góc độ nhiếp ảnh như sau:
Làm một thí nghiệm: Trước tiên, cần có những giọt nước bám trên bề mặt kính (hoặc thấu kính máy chụp hình), có ánh sáng hắt ra từ phía xa. Khi điều chỉnh ống kính máy ảnh ra xa khỏi cảm biến ảnh (điều chỉnh tiêu cự), ở góc độ nào đó ta sẽ làm nhòe giọt nước thành một đốm sáng nhỏ mờ ảo. Tiếp tục chỉnh tiêu cự, những đốm sáng dần bị phóng to lên rất tròn và đều đặn.

Tùy vào góc độ của máy ảnh với giọt nước sẽ cho ra các hiệu ứng ánh sáng khác nhau và độ nhòe của giọt nước cũng khác nhau. Những đốm sáng to màu trắng và màu vàng là một hình phản chiếu của một giọt nước khác trong không trung bị đèn xe, hoặc đèn quảng cáo phản chiếu vào gương, đi qua thấu kính và đến cảm biến ảnh của máy chụp hình.

Cũng làm tương tự như thế, chúng ta có nhiều đốm sáng khác nhau với nhiều màu sắc khác nhau do phản chiếu của nhiều ánh đèn màu khác nhau.

Khi trời mưa bụi, các giọt nước mưa đã phản chiếu ánh sáng đèn đường, đèn flash vào hệ thấu kính của máy chụp hình và đến cảm biến ảnh. Các giọt nước mưa đã bị nhòe đi cứ như là các bông tuyết. Và khi chụp những tấm ảnh như thế, rất nhiều người cho rằng đốm sáng đó là linh hồn người âm.

Có thể thay đổi khoảng cách từ thấu kính đến cảm biến ảnh để phóng to các đốm sáng nhỏ. Khi đó các chấm sáng này sẽ nhòe rộng ra và sẽ rất giống với mô tả linh hồn người âm. Vẻ kỳ ảo của những giọt nước với hiệu ứng ánh sáng đặc biệt đã khiến cho một số người tin đó là những linh hồn và tưởng tượng ra linh hồn ấy có cả mắt mũi và miệng.

Thậm chí, với nhiều người hình chụp cái mạng nhện lóa sáng bởi ánh đèn flash, cũng cho là “linh hồn” giăng ngang, dọc. Những ai đi dưới mưa, nước mưa rơi đầy kính thuốc, nếu đi đường buổi tối bất chợt bị đèn xe phía trước chói sáng vào mắt, ánh sáng xuyên qua giọt nước đến mắt. Khi đó chúng ta cũng thấy được những đốm sáng.
Khi xem các phim quay cảnh buổi tối, trời mưa, nếu quan sát kỹ sẽ thấy rất nhiều đốm sáng này xuất hiện trong phim (dính trên kính xe hơi, phản chiếu qua gương chiếu hậu…).

Những vòng tròn sáng có những hình dạng khác nhau có thể do ánh sáng của trăng, sao có màu trắng, đèn cúng, đèn trang trí màu xanh, màu vàng thì các đốm sáng ấy cũng có màu tương tự. Khi các đốm sáng quá mờ bởi zoom ống kính máy ảnh lớn thì nó lại có màu xám chỉ vì… thiếu sáng.
Còn khi chụp với flash, các đốm sáng ấy sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và nhiều hơn, cũng chỉ do phản xạ ánh sáng vào giọt nước mà thôi. Đôi khi vô tình chụp vào những giọt sương li ti đọng trên lá cây thì hiệu ứng ánh sáng này cũng sẽ xảy ra.

Trong trường hợp có đốm sáng vào ban ngày, chẳng qua đó là do ánh sáng phản chiếu sáng hơn nguồn sáng môi trường nên tạo ra hiện tượng này.
Ý kiến của GS.TS y khoa Đoàn Xuân Mượu (nguyên viện trưởng viện Vaccine Quốc gia):

"Khoa học ngày nay đã khẳng định sự tồn tại của thế giới phi vật thể, ở đó có năng lượng tế vi. Chuyện các nhà ngoại cảm nhìn thấy người âm, nghe được tiếng nói và chụp được hình không có gì xa lạ. Khi chúng ta khẳng định sự tồn tại của thế giới phi vật thể thì mới giải thích được hiện tượng luân hồi.

Con người là năng lượng. Trong mỗi c‌ơ th‌ể đều gồm có 7 phần: Phần thể xác, eterium (vật chất tế vi và năng lượng), c‌ơ th‌ể cảm xúc, linh cảm, nhân quả, tài năng bẩm sinh, linh hồn. Phần thể xác là vật lý, sáu phần khác là vật chất mịn mà eterium là "trường" - người ta hay gọi là vía.

Từ lâu, nhà khoa học Klein đã làm một thí nghiệm. Ông ngắt một cái lá, cắt 1/2 của nó đi. Khi ông chụp ảnh thì nửa chiếc lá cắt đi vẫn tồn tại một trường sinh học. Hình ảnh hiện lên vẫn là chiếc lá còn nguyên.

Phải chăng, con người cũng vậy, c‌ơ th‌ể chúng ta là năng lượng, khi chết đi thì họ vẫn tồn tại trường sinh học. Khi chúng ta chụp được hình tức là chụp được trường sinh học đó".
Cuối cùng, liệu những vòng tròn ánh sáng mờ ảo, dễ tưởng tượng thành bóng người trong ảnh có phải là linh hồn không? Để có câu trả lời thực sự thuyết phục vẫn là quá trình dài nghiên cứu của các nhà khoa học, và những bức ảnh có vòng tròn như một bóng ma sẽ tiếp tục ra đời.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật