Những thời kỳ nên hạn chế... se‌ּx

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đành rằng tìn‌ּh dụ‌ּc là cái không thể thiếu trong cuộc sống nhưng không phải hoàn toàn… vô hại. Một số trường hợp tìn‌ּh dụ‌ּc cần phải cẩn thận và điều tiết để chúng ta có được một cuộc sống luôn tươi vui và khỏe mạnh.
Những thời kỳ nên hạn chế... se‌ּx
Những thời kỳ nên hạn chế... se‌ּx

Khi đang mang thai

Thông thường việc quan hệ vợ chồng trong khi mang thai được coi là tự nhiên và không gây tổn hại tới thai nhi đối với các trường hợp mang thai bình thường. Nhưng trong những trường hợp khi người mẹ đã từng bị sảy thai, bị đẻ non hoặc có dấu hiệu khác thường cũng không nên quan hệ tình dục mà cần có sự tư vấn hợp lý của bác sĩ. Đặc biệt, khi quan hệ tình dục trong khoảng thời gian 8 - 9 tuần cuối, tin‌ּh trù‌ּng của đàn ông có chứa một số chất có thể kíc‌h thí‌ch co bóp có thể gây nên tình trạng co thắt tử cung và trong vài trường hợp có thể gây nên tình trạng sinh non hay dọa sinh non.

Các cặp vợ chồng khi quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc nên chọn các tư thế dễ chịu cho người đang mang thai, tránh ép vào bụng quá mạnh và tránh đưa dươ‌ּng vậ‌ּt vào â‌ּm đạ‌ּo quá sâu vì cũng có thể gây kíc‌h thí‌ch cơ học tử cung.

Do bệnh lý cơ quan sin‌ּh dụ‌ּc

Các trường hợp bệnh lý cơ quan sin‌ּh dụ‌ּc như viêm, lậu, giang mai... nên tránh quan hệ trong thời gian này vì có thể gây lan truyền mầm bệnh, ngoài ra còn làm chậm quá trình lành bệnh.

Đau do co thắt tử cung ở phụ nữ (vaginismus): khi người phụ nữ cảm thấy đau trong khi quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc thì sự ham muốn sẽ giảm đi, thậm chí sẽ mất hết cả kho‌ái cả‌m. Đây là trạng thái co thắt mạnh và không chủ ý của các cơ gần â‌ּm h‌ּộ. Trạng thái này xảy ra khi đưa bất cứ một vật gì vào âm đạo, có thể là dươ‌ּng vậ‌ּt, ngón tay, que bông hoặc dụng cụ khám phụ khoa và làm cho lỗ ngoài của â‌ּm đạ‌ּo co chặt lại. Người phụ nữ bị chứng bệnh này sẽ không thể giao hợp được hoặc rất đau khi cứ cố giao hợp. Vì rất đau đớn mỗi khi dươ‌ּng vậ‌ּt đưa vào â‌ּm đạ‌ּo nên người phụ nữ rơi vào trạng thái tâm lý khó chịu, bực bội; từ đó phát triển tâm lý trầm cảm và ám thị tiêu cực về bản thân.

Giao hợp đau (dyspareunia): tình trạng giao hợp gây đau, dù chủ yếu ở vợ nhưng cũng ảnh hưởng đến chồng. Đau khi giao hợp ở vợ có thể là đau âm đạo, cổ tử cung, tử cung hay bàng quang. Còn ở chồng thì đau ở dương vật, ở tuyến tiền liệt hoặc túi tinh khi xuấ‌ּt tin‌ּh.

bệnh tim mạch

Hoạt động giao hợp đòi hỏi nhiều năng lượng. Khi quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc thì tần số tim và nhịp thở tăng lên rất nhiều, tất cả các cơ quan đều hoạt động tăng cường. Đa số có thể bắt đầu lại chuyện giao hợp khoảng 4 - 6 tuần sau cơn đau ngực. Những bệnh nhân không có biến chứng có thể sớm hơn, sau 7 - 10 ngày. Đối với phẫu thuật tim mạch, khoảng thời gian này thường là 2 – 3 tuần. Nhưng nói chung nên “khởi động” một cách từ từ và nhẹ nhàng trước khi “tăng tốc”. Để thuận tiện cho áp dụng, theo ước tính, nếu bạn có thể đi cầu thang bộ lên 3 tầng một cách bình thường, bạn có thể trở lại hoạt động tìn‌ּh dụ‌ּc một cách từ từ và bình thường.

Với người bệnh có nhồi máu cơ tim: ở giai đoạn cấp cần nghỉ ngơi tuyệt đối, ít nhất là 6 – 8 tuần, sau khi ổn định, nếu có nhu cầu sinh hoạt thì nên sinh hoạt nhẹ nhàng, không gắng sức, chọn lựa tư thế sao cho vợ chồng đều thoải mái, trong quá trình giao hợp thấy xuất hiện cơn đau hay tức ngực thì nên ngừng ngay giao hợp.

Với người bệnh có cơn đau thắt ngực, bệnh động mạch vành: trước khi giao hợp nên ngậm Nitroglycerine để đề phòng cơn đau thắt ngực tái phát, nên áp dụng tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng giao hợp để giảm tiêu hao năng lượng.

Với người bệnh tăng huyết áp: người bệnh tăng huyết áp với tâm trương trên 100mg, hoặc huyết áp không ổn định khi có xu hướng tăng cao cũng không nên giao hợp, tránh giao hợp khi có triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, người mắc bệnh tăng huyết áp tốt nhất nên giao hợp vào lúc sáng sớm, vì thường huyết áp thời gian này tương đối ổn định.

Với người mắc bệnh suy tim xung huyết chưa được điều trị, người bị bệnh hẹp van 2 lá: bị hai bệnh lý này mà nếu có triệu chứng khó thở không nên sinh hoạt tìn‌ּh dụ‌ּc, vì có thể gây ra rung nhĩ, ảnh hưởng thêm chức năng của tim… các trường hợp này sinh hoạt tìn‌ּh dụ‌ּc dễ bị đột tử, trong dân gian thường gọi là thượng mã phong.

Thượng mã phong: cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Các trường hợp đột tử luôn luôn mắc bệnh từ trước, chủ yếu là bệnh tim mạch, chẳng hạn như bệnh cao huyết áp. Nhiều bệnh nhân bị huyết áp rất cao, có thể chết bất ngờ, nhưng vẫn luôn luôn khỏe mạnh, vẻ ngoài bình thường, hầu như không có triệu chứng nào đáng chú ý.

bệnh hen suyễn hay giảm thông khí hô hấp

Hoạt động thể lực gia tăng trong lúc sinh hoạt tìn‌ּh dụ‌ּc có thể làm cho đường dẫn khí bị viêm, co thắt, và thậm chí xẹp lại. Thở ngắn kéo dài có thể là lý do mà một số bệnh nhân hen suyễn tránh tìn‌ּh dụ‌ּc một cách hoàn toàn. Trong các trường hợp tắc nghẽn cơ học đường hô hấp hay do xẹp phổi thì quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc kèm với tăng nhịp thở nông kèm theo có thể làm tăng thêm mức độ trầm trọng của bệnh tìn‌ּh dụ‌ּc luôn mãi là điều bí ẩn và luôn mãi là phương thuốc hiệu nghiệm trong cuộc sống của con người. Nhưng bất cứ phương thuốc nào cũng có những “chống chỉ định” của riêng nó. Hiểu biết những “chống chỉ định” này để chúng ta có thể tận dụng một cách hiệu quả nhất, làm cuộc sống thêm màu sắc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật