Lệnh ATO và ATC là tác nhân gây sụt giảm TTCK?

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các lệnh bán ATO và ATC trên một góc độ nào đó chính là các tác nhân “đổ thêm dầu vào lửa“ trong hàng loạt vụ bán tháo cổ phiếu trên thị trường hiện nay.
Lệnh ATO và ATC là tác nhân gây sụt giảm TTCK?
Ảnh minh họa
Chúng tôi xin đăng ý kiến của độc giả Phạm Văn Ất, email ' ); do*****ent.write( addy31179 ); do*****ent.write( '' ); //-->n pva.hanoi@gmail.com ' ); //--> Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó ' ); //--> về 2 loại lệnh ATO và ATC trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh.
Trong bối cảnh TTCK đang cung nhiều hơn cầu như hiện nay, có rất nhiều cổ phiếu cho các NĐT lựa chọn, tuy vậy các NĐT thường rất thận trọng mỗi khi đặt lệnh mua, nên thường ít sử dụng lệnh ATO, ATC để mua cp “bằng mọi giá”.

Trong khi đó, do lệnh ATO và ATC có đặc tính là được ưu tiên khớp trước lệnh giới hạn LO và được mua và bán bằng mọi giá (do đó NĐT không mất công phải theo dõi lệnh trên bảng điện tử) nên trong một số trường hợp NĐT rất thích sử dụng 2 loại lệnh này để mua, bán cp của mình.

Thực tế cho thấy trong những phiên giao dịch định kỳ thường thấy khối lượng lệnh bán ATO, ATC nhiều hơn KL lệnh mua ATO, ATC (quan sát trong bảng GD trực tuyến sàn HCM trong các phiên khớp lệnh định kỳ).

Vì thế mà đã gây ra hiện tượng “cộng hưởng” lệnh bán ATO, ATC trong một số mã cp, làm ảnh hưởng không tốt đến tâm lý NĐT cũng như không phản ánh đúng khách quan cung cầu của thị trường, làm cho thị trường ngày một xấu đi.

Vậy hiện tượng “công hưởng” trên xảy ra khi nào và ảnh hưởng đến thị trường ra sao?

Nếu trong một mã cp mà KL lệnh bán ATO, ATC nhỏ hơn nhiều tổng KL lệnh mua (cả ATO, ATC và LO), thì cơ cấu xác định giá đóng, mở cửa không bị ảnh hưởng nhiều của lệnh ATO, ATC đặt bán, và khi đó lệnh ATO, ATC được ưu tiên khớp trước lệnh LO mà không làm ảnh hưởng đến thị trường.

Còn nếu, NĐT tuỳ tiện hoặc quá lạ‌m dụn‌g đặt bán cp với KL lệnh ATO, ATC lớn, gây ra sự cộng hưởng như một trong ba trường hợp sau đây sẽ làm cho cp bị mất điểm nghiêm trọng:

Trường hợp 1, tổng KL(cp) đặt mua ≤ Tổng KL(cp) ATO, ATC đặt bán.

VD1, bên mua có 79 000 (tổng KL đặt mua) < 80 000 (ATO,ATC) bán, giá đóng cửa là 95(là giá sàn và cũng là giá thấp nhất trong tổng các lệnh đặt mua).

DƯ MUA

DƯ BÁN

KL (cp)

Giá (1.000 đ/CP)

KL (cp)

Giá (1.000 đ/CP)

58.990 (LO, giá trần)

105

55.000 (LO)

105

20.000 (ATO/ATC)

 

80.000 (ATO/ATC)

 

10 (LO, giá sàn)

95

   

Trường hợp 2, tổng KL(cp) đặt mua ≤ KL(cp) ATO, ATC đặt bán + KL(cp) LO bán giá sàn

Trường hợp này bên mua có 79 000 = 73 000(ATC)+ 6 000(LO) =79 000 (bán), giá đóng cửa là 95(là giá sàn và cũng là giá thấp nhất trong tổng các lệnh đặt mua).

DƯ MUA

DƯ BÁN

KL (cp)

Giá (1.000đ/CP)

KL (cp)

Giá (1.000đ/CP)

58.990(LO)

105

55.000 (LO)

105

20.000 (ATO/ATC)

 

73.000 (ATO/ATC)

 

10 (LO)

95

6.000 (LO)

95

3 - Tổng KL(cp) đặt mua ≤ KL(cp) ATO, ATC đặt bán + KL(cp) LO có giá bán bằng giá thấp nhất của lệnh đặt mua:

Trường hợp này bên mua có 79.000 < 52.000 (ATC) + 28.000 (LO) = 80.000 (bán), giá đóng cửa là 98(giá thấp nhất trong tổng các lệnh đặt mua, chưa phải giá sàn).

DƯ MUA

DƯ BÁN

KL (cp)

Giá (1.000 đ/CP)

KL (cp)

Giá (1.000 đ/CP)

58.990 (LO)

105

55.000 (LO)

105

20.000 (ATO/ATC)

 

52.000 (ATO/ATC)

 

10 (LO)

98

28.000 (LO)

98

Cả 3 trường hợp trên giá khớp đúng bằng giá đặt mua thấp nhất trong tổng số các lệnh đặt mua. Hơn nữa, bên mua có tổng số 79.000 cp trong đó có tới 78.900 cp đặt mua mức giá trần, chỉ có 10 cp đặt mua ở mức giá sàn( hoặc mức giá thấp nhất).

Nhưng kết quả khớp lệnh xác định mức giá mở và đóng cửa lại khớp theo mức giá thấp nhất của 10 cp đặt mua. Điều đó đã không phản ánh đúng khách quan cung cầu mua bán.

Các VD trên cũng lý giải được hiện tượng một số mã cp đột ngột đảo chiều từ giá trần xuống giá sàn khi chuyển từ phiên khớp lệnh liên tục sang phiên xác định giá đóng cửa.

Hiện tượng này không chỉ làm cho NĐT bị thất vọng, thậm chí hoang mang mà khi có nhiều mã cp trong một phiên GD bị cộng hưởng như vậy, chắc chắn sẽ làm toàn thi trường bị mất điểm. Nhiều phiên liên tục xảy ra sẽ làm cho thị trường luôn luôn có xu hướng đi xuống là điều khó tránh khỏi.

Trở lại TTCK hiện nay, nếu chúng ta chỉ nghĩ đến các nguyên nhân tác động từ bên ngoài đến thi trường (thực tế là đã có rất nhiều biện pháp của chính phủ cũng như các cấp các ngành nhằm cứu thị trường nhưng vẫn không có kết quả) mà quên đi việc xem lại chính công cụ, phương thức khớp lệnh của mình thì đấy là một điều đáng bàn.
Vì nếu việc áp dụng phương pháp khớp lệnh hiện nay vào TTCK Việt Nam chưa phù hợp (về yếu tố cung cầu, trình độ, tâm lý NĐT…), thì mọi nỗ lực của các cấp các ngành cũng như của chính phủ cũng sẽ rất khó khôi phục được thị trường trong giai đoạn hiện tại, vì vậy rất mong cơ quan chức năng cũng như các cấp các ngành nghiên cứu một cách khoa học, chính xác, sớm tìm ra nguyên nhân để khác phục.
Diễn biến thị trường phiên giao dịch ngày hôm nay: Vn-Index tiếp tục đà giảm sâu khi để mất tiếp gần 25 điểm (). Khối ngoại hôm nay lại gây bất ngờ khi mạnh tay gom vào những cổ phiếu tốt ().
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật