Cựu Chủ tịch ECB: Trao lại quyền cho chính phủ thành viên sẽ cứu được eurozone

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ông Jean-Claude Trichet, cựu chủ tịch ECB cho rằng cho phép quốc gia tuyên bố phá sản và giành lấy quyền điều hành tài khóa sẽ củng cố liên minh.
Cựu Chủ tịch ECB: Trao lại quyền cho chính phủ thành viên sẽ cứu được eurozone
Ảnh minh họa

Trong bài phát biểu trước Hiệp hội kinh tế quốc tế Peterson, ông Trichet nêu ra những điểm yếu căn bản của đồng tiền 13 năm tuổi đang bị khủng hoảng Hy Lạp đe dọa và đề ra kế hoạch giải quyết các rắc rối của Liên minh châu Âu.

Khu vực đồng euro (eurozone) xuất hiện trước liên minh chính trị và tài khóa châu Âu, đã khiến các nguyên tắc kinh tế cơ bản bị coi thường, và gây ra thâm hụt ngân sách khổng lồ ở các quốc gia: Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland, Tây Ban Nha và Italia, dẫn tới những khó khăn về hoạt động cấp vốn của hệ thống ngân hàng.

Ông Trichet cũng nhận đinh một "hợp chủng quốc châu Âu" hoàn toàn hợp cách, khi các quốc gia thành viên từ bỏ quyền điều hành tài khóa cho chính quyền liên bang có vẻ khó chấp nhận với liên minh châu Âu. Nhưng ông nhấn mạnh kích hoạt quyền lực liên bang như vậy chỉ xảy ra trong trường hợp đặc biệt khi chính sách tiền tệ một quốc gia đe dọa cả khu vực.

Với ông, một liên bang khi có trường hợp ngoại lệ xảy ra như vậy không chỉ cần thiết tạo nên một liên minh kinh tế - tiền tệ vững mạnh mà còn phù hợp với châu Âu trong dài hạn. Ông cho rằng đây là một bước tiến nhảy vọt và cần thiết cho tiến trình hội nhập châu Âu.

Đề xuất của ông đưa ra ngay trước thềm hội nghị G8 và trước thềm cuộc gặp bàn về giải quyết khủng hoảng nợ chính phủ của các nhà lãnh đạo châu Âu ngày 23/5 trong bối cảnh chính sách tài khóa ngặt nghèo khiến nhiều nước trong khu vực rơi vào suy thoái, cũng như đẩy Hy Lạp vào thế bí chính trị.

Các quốc gia châu Âu đã chấp nhận giám sát ngân sách của nhau và phạt nước nào vượt quá thâm hụt ngân sách.

Bước tiếp theo sẽ là khi các nhà lãnh đạo chính trị của một quốc gia không thể thực hiện các quy định ngân sách đúng đắn do EU thông qua, Liên minh sẽ có quyền lấy quyền quản lý tài sản của nước đó. Hành động này sẽ được Hội đồng châu Âu và nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên bỏ phiếu thông qua.

Ý tưởng trên được nhiều người tham dự buổi họp ủng hộ. Richard Cooper, nhà kinh tế học quốc tế tại Harvar cho rằng đó là một đề xuất triệt để, có thể đạt được bằng từng bước từ từ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật