Trần lãi suất cho vay chưa tạo tác động thực tế

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gọi là hỗ trợ nhưng trên thực tế, doanh nghiệp không dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn này.
Trần lãi suất cho vay chưa tạo tác động thực tế
Trần lãi suất cho vay tiềm ẩn nhiều giá trị ảo

Trước đó, ngày 8/5, các ngân hàng đã chính thức áp dụng trần lãi suất cho vay 15% với 4 lĩnh vực ưu tiên (Nông nghiệp, nông thôn; sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu; sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển công nghiệp hỗ trợ). Nhiều người cho rằng đây là tín hiệu vui cho các doanh nghiệp từ lâu đang đứng trên bờ vực phá sản vì đói vốn. Được biết, mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông tin, có thể sẽ mở rộng diện áp trần lãi suất cho vay VND.

Ngay sau khi được đưa ra, thông tin này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, việc mở rộng đối tượng áp trần lãi suất đặt ra, nhằm định hướng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN những tháng cuối năm 2012.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành

Liên quan đến việc mở rộng đối tượng áp trần lãi suất, chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành nhận định: "Lãi suất 15% không phải là một cái gì ghê gớm hay ưu đãi đến mức NHNN phải đóng khung trong 4 đối tượng. Lãi suất cho vay vốn là một phương tiện cho nền kinh tế phát triển ổn định. Sự biến động của nó chính là sự biến động của cả nền kinh tế. Trong một thời gian ngắn, mà trần lãi suất thay đổi quá nhanh, chứng tỏ, mức độ quản lí về kinh tế của nước ta còn kém. Gọi là hỗ trợ nhưng trên thực tế, doanh nghiệp không dễ dàng gì để tiếp cận được với những nguồn vốn này.

Trao đổi với PV Người đưa tin, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng: "NHNN cần xem xét hạ lãi suất huy động và hạ lãi suất cho vay để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn. Hiện nay, một số NH đang cho vay ở những lĩnh vực ưu tiên khoảng 14-15% nên mức trần lãi cho vay 15% có ý nghĩa không lớn và chỉ mang tính tham khảo. Con số này chỉ giúp các ngân hàng có thêm thông tin và các doanh nghiệp có thể tính được mức lãi suất cao nhất là 15% trong các dự án đầu tư của mình".

Cũng theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, mức lãi suất ổn định lâu dài là điều rất cần thiết để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp an tâm đầu tư, sản xuất. Những năm gần đây, lãi suất liên tục thay đổi, năm 2009 giảm, đến năm 2010, 2011 lại tăng khiến các doanh nghiệp trở tay không kịp. Chính phủ cần có cam kết chắc chắn rằng lãi suất sẽ được giảm và giữ ổn định trong thời gian dài. Trên thực tế, thời gian qua có rất nhiều đơn vị án binh bất động, không dám làm ăn vì họ không dự tính được diễn biến của thị trường.

TS.Cao Sỹ Kiêm

Trao đổi với PV , TS. Cao Sỹ Kiêm, chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết:" Đây chỉ là một giải pháp tạm thời của NHNN. Bởi vì hiện tại, ngân sách và điều kiện quản lí của Nhà nước đang gặp nhiều khó khăn. Việc mở rộng đối tượng áp trần lãi suất cho vay, nếu làm được là việc đáng mừng nhưng trước mắt vẫn nên thực hiện tốt cam kết đối với 4 đối tượng đã được khoanh vùng và thực thi hiệu quả kế hoạch đưa ra trước đó. NHNN không nên ôm đồm một lúc nhiều đối tượng cho vay mà phải để cho chính sách được "tiêu hoá" từ từ, tránh lạ‌m dụn‌g quá mức".

Trần lãi suất huy động 10% vào năm 2012

Được biết, mới đây, NHNN tiếp tục khẳng định, lộ trình giảm lãi suất dự kiến sẽ giảm 1%/năm mỗi quý. Theo đó, lãi suất huy động VND đến cuối năm 2012 dự kiến sẽ giảm về khoảng 9% - 10%. Con số này cũng trùng với mốc lãi suất được Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình dự tính khi trả lời báo giới cuối tuần qua.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật