Hơn chục lò gạch thủ công “đốt“ hàng trăm ha cây trồng

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vài tháng trở lại đây, hàng trăm ha cây trồng như ổi, vải… tại một số xã thuộc huyện Thanh Hà (Hải Dương) bị khói, bụi từ gần chục lò gạch thủ công thu‌ộc đị‌a phận hai xã Kim Đính và Bình Dân (huyện Kim Thành) tấn công. Người dân có nguy cơ trắng tay sau bao năm bỏ mồ hôi, công sức ra vun trồng.
Hơn chục lò gạch thủ công “đốt“ hàng trăm ha cây trồng
Khói bụi từ các lò gạch thủ công thu‌ộc đị‌a phận xã Bình Dân & Kim Đính (Kim Thành) hàng ngày tấn công làm hàng trăm ha cây trồng bị trụi lá, rụng hoa, héo chết chết.

Trước thực tế này, đã nhiều lần người dân có vườn tại khu vực xã Thanh Xuân và Lạc Đạo (huyện Thanh Hà, Hải Dương) kéo nhau lên tỉnh, lên huyện có ý kiến. Nhưng đến này những lò gạch này vẫn thản nhiên hoạt động, hồn nhiên xả khói, bất chấp tỉnh Hải Dương đã nhiều lần có công văn yêu cầu tạm dừng.

Nguy cơ trắng tay

Trước tình trạng khói bụi từ các lò gạch làm hơn 7.000m2 vườn cây ăn quả lâu năm của mình bị gây quăn lá, rụng hoa, anh Đinh Quang Minh (xóm Minh Phúc, Thiện Trang, Thanh Xuân, Thanh Hà) thở dài: “Anh cứ ra vườn mà xem, ổi vừa trồi búp là cháy lá, hoa vừa nở đã rụng... Cứ tình trạng này thì trắng tay mất”.

Cây ổi, loại cây chính, mang lại thu nhập cao trong vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi khói bụi


Theo ghi nhận của chúng tôi, trên diện tích khoảng 70ha thuộc khu vực xã Thanh Xuân, cạnh con sông Văn Úc, giáp ranh với huyện Kim Thành (Hải Dương), lượng cây trồng như ổi, vải... của bà con nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lá ổi non đa phần bị héo cháy, quả non thì rụng, cây vải thiều hoa gần như trút rụng toàn bộ.

Khói từ các lò gạch xả nghi ngút kéo theo theo thu nhập của các hộ dân nơi đây giảm mạnh. “Trước đây trung bình một năm chúng tôi thu hoạch khoảng 15 triệu/sào ổi/năm, nhưng hiện tại sản lượng giảm đến 80%, có nhiều vườn gần như mất trắng” – anh Đinh Quang Minh cho biết thêm.

Bức xúc trước cảnh cả khu vườn ổi 1,8 ha bị cháy trụi vì khói bụi, anh Lê Văn Long (xóm Minh Phúc, Thiện Trang, Thanh Xuân, Thanh Hà) cho biết: “Bỏ ruộng vườn thì thương, vương thì tội. Đổ vào đó hàng trăm triệu, giờ chúng tôi chẳng biết phải làm thế nào”.

Để đối phó với khói bụi, nhiều hộ dân đã tính nước chuyển sang trồng cây lâu năm khác chờ ngày lò đóng cửa. Nhưng phương án này dường như đi vào ngõ cụt, bởi cứ mật độ khói lớn, chẳng có cây nào sống nổi.

“Khói bụi bao phủ ngày đêm thế này, đến cỏ còn bị cháy chứ cây trồng làm sao mà ngóc đầu lên được”, ông Nguyễn Đức Lộc, một hộ dân tại địa bàn than thở.

Có trồng mà không có thu

Do ngày đêm hứng chịu khói từ các lò gạch, cây ăn quả bị phá hủy, nguồn thu nông nghiệp giảm trầm trọng, sức khỏe của bị ảnh hưởng, nhiều hộ dân đã tính đến nước phải chuyển đi nơi khác sinh sống.

“Xung quanh vùng này, đặc biệt là người già và trẻ em, thường bị mắc các bệnh tức ngực đau đầu, ho khan. Đã một vài lần, chúng tôi phải cho con cái di chuyển đi nơi khác. Đợt này cây chết, khói dày, chắc cả gia đình phải chuyển thôi”, anh Tiêu Hoàng Thuấn, một hộ dân cho biết.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đông (Phó chủ tịch xã Thanh Xuân) cho biết: “Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi khói bụi từ các lò gạch thủ công trên địa bàn xã Thanh Xuân và các xã lân cận là có thực. Hàng trăm ha cây trồng như ổi, vải bị cháy lá, hoa trút hết. Sức khỏe người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cây cối có trồng mà không có thu”.

Trước thực trạng cây trồng bị khói lò gạch "đốt" xơ xác, người dân nơi đây đã gửi đơn kêu cứu lên UBND xã Thanh Xuân và UBND huyện Thanh Hà, thậm chí lên cả UBND tỉnh Hải Dương.

Ông Tiêu Hoàng Thuấn bức xúc: “Lúc nhận được quyết định số 71/TB-VP của UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu đóng cửa hết các lò gạch thủ công này, người dân nơi đây vô cùng phấn khởi, chỉ chờ hết khói là cả làng mở hội ăn mừng. Nhưng đã gần một năm, các lò vẫn hoạt động. Chúng tôi đã nhiều lần có ý kiến, nhưng đâu vẫn còn đó. Người dân đã quá mệt mỏi rồi”.

Anh Lộc và anh Thuấn bênh khu vườn xơ xác của mình. Theo hai anh khẳng định, đến cây cỏ, chuối còn chết nữa là cây trồng.


Ông Nguyễn Văn Đông (Phó chủ tịch xã Thanh Xuân) giải thích: “Chúng tôi đã nhiều lần có công văn kiến nghị lên tỉnh, làm việc với huyện Kim Thành, nhưng đến nay vẫn chưa có động thái gì. Các lò gạch vẫn cứ hoạt động, khói vẫn cứ ngày đêm tấn công cây trồng và người dân phía xã chúng tôi”.

Khi chúng tôi tiếp xúc với xã Bình Dân, nơi "đóng đô" của nhiều lò gạch thủ công nhả khói nguy hiểm, ông Lê Nam Đoàn (Chủ tịch xã) cho biết: “Chúng tôi cũng đã làm việc với xã bạn và tán thành ý kiến yêu cầu đóng cửa các lò thủ công đó. Trước đây, sau khi nhận được quyết định của tỉnh về việc chuyển đổi lò thủ công sang lò tuynel, chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu các lò đóng cửa, nhưng họ vẫn lén lút đốt.

Về việc chuyển đổi, đa phần người dân ủng hộ. Tuy nhiên, vì lợi nhuận trước mắt, một số hộ sản xuất gạch thủ công vẫn cố tình cản trở bằng cách không chịu nhận đền bù để giải phóng mặt bằng”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật