Cảnh báo tình trạng lạ‌m dụn‌g truyền dịch cho trẻ nhỏ

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vào những ngày hè nắng nóng, bên cạnh dịch sốt virus đang lây lan nhanh ở trẻ em, còn có một “cơn sốt“ khác rất nguy hiểm ở các vị phụ huynh.

Đó là "cơn sốt" truyền dung dịch đường, muối và các dung dịch tổng hợp chất điện giải cho trẻ để chữa sốt.


Tiến sĩ (TS) Nguyễn Tiến Dũng, Phó trưởng Khoa Nhi, BV Bạch Mai, cho biết: "Chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh rằng, truyền dịch cho trẻ bị sốt virus sẽ làm hạ nhiệt, nhưng không hiểu từ nguồn thông tin nào mà hiện nay, có rất nhiều phụ huynh cho rằng, con bị sốt thì phải truyền dịch mới tốt.
Nhiều phụ huynh đã chủ động "xin" truyền dịch cho con dù không có chỉ định, thậm chí còn gây sức ép với bác sĩ. Khi bác sĩ giải thích rằng không nên truyền dịch đối với trẻ bị sốt virus, có người còn phản ứng bằng cách lẳng lặng bế con đi nơi khác điều trị".

Quan niệm sai lầm này dường như đang trở thành "căn bệnh tâm lý" của không ít phụ huynh. Một số bà mẹ có mặt ở Phòng Khám nhi bệnh viện Bạch Mai luôn có câu cửa miệng là truyền dịch cho trẻ bị sốt sẽ "làm mát", "giải nhiệt, "bù nước" hay đơn giản chỉ "bồi bổ c‌ơ th‌ể" cho trẻ và "không có hại gì".

Loại dịch truyền được các bà mẹ rỉ tai nhau là dung dịch đường, muối và dung dịch tổng hợp chất điện giải như Glucose 5%, 10%, Lactate Ringer… Chúng được bán rộng rãi tại các nhà thuốc với giá khá rẻ, chỉ khoảng dưới 10.000 đồng/chai bao gồm cả bộ dây chuyền.

Loại "xịn" nhất có xuất xứ nhập ngoại cũng chỉ khoảng 20.000 đồng/chai. Tại Hà Nội, việc đưa trẻ tới các phòng khám tư hoặc gọi y tá tới tận nhà truyền dịch cho trẻ được tiến hành rất đơn giản, ít tốn kém và dường như chưa được cơ quan chức năng nào giám sát.

TS Dũng đưa ra một so sánh dễ hiểu, với tỷ lệ 5g đường/100ml dung dịch thì việc truyền cho trẻ một chai Glucose 5% cũng chỉ tương đương với việc cho trẻ uống gần1 thìa đường. Tương tự như vậy, truyền một chai dung dịch muối 9% chỉ như uống một bát canh nhạt, truyền một chai Lactate Ringer chưa bằng uống một gói oresol. Trẻ sốt virus có thể được chỉ định truyền dịch khi có biểu hiện nôn, tiêu chảy dẫn tới c‌ơ th‌ể không bù được các chất điện giải qua đường ăn uống.

Ngược lại, nếu trẻ không có các biểu hiện trên thì việc bồi dưỡng cho trẻ qua đường ăn uống vừa đơn giản, khoa học và hiệu quả hơn nhiều. Bắt trẻ phải truyền dịch vừa không có tác dụng gì, vừa "làm khổ" trẻ, hơn thế, trẻ còn có thể bị tác dụng phụ như sốc dịch và lây nhiễm bệnh nguy hiểm như viêm gan, HIV/AIDS do tiêm truyền. Thậm chí, nếu trẻ được truyền dịch ở nhà không được xử lý kịp thời các biến chứng có thể gây tử vong.

Nguy hiểm hơn, tại Khoa Nhi BV Bạch Mai đã có những trường hợp bệnh nhi "được" truyền dịch 2-3 ngày không đỡ sốt, cha mẹ đưa trẻ tới bệnh viện mới phát hiện các cháu bị viêm phổi, viêm não, viêm màng não. Trẻ bị viêm phổi vốn không chịu nước và thường không được truyền dịch, trẻ viêm não truyền dịch có thể làm tăng phù não. Việc truyền dịch đối với các bệnh này vừa sai thuốc, có hại về mặt bệnh lý, vừa gây phức tạp cho điều trị sau đó.

Theo TS Dũng, các vị phụ huynh cần loại bỏ ngay quan niệm sai lầm là truyền dịch cho trẻ bị sốt virus. Thông thường, trẻ chỉ sốt khoảng 3-5 ngày là khỏi bệnh và không cần phải điều trị nội trú. Hiện chưa có thuốc đặc trị cho sốt virus mà bệnh thường tự khỏi. Sốt virus là bệnh đơn giản, không để lại biến chứng nhưng được chẩn đoán loại trừ (không phải chẩn đoán xác định).
Vì thế, sau khi thăm khám, trẻ cần phải được theo dõi thêm, đề phòng trẻ bị các bệnh viêm não, viêm màng não. Nếu trẻ có dấu hiệu khác thường nào phải đưa ngay trẻ tới bệnh viện.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật