Dầu đã loang đến Cần Giờ

Ha_noi_bus Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đến sáng nay, đã có 8/14 xác thuyền viên mất tích được tìm thấy và hơn 40 tấn dầu tràn ở vùng biển Vũng Tàu được vớt.
Dầu đã loang đến Cần Giờ
Vệt dầu loang đến bãi Phước Thuận sáng 7.3

Sáng qua (9.3), UBND huyện Cần Giờ cho biết đã phát hiện nhiều vết dầu loang rải rác ở bờ biển Cần Thạnh, khu vực Vàm Tắc Xuất, thị trấn Cần Thạnh, rạch Lở (xã Long Hoà)... Nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, đây là lượng dầu tràn trong sự cố tràn dầu của tàu Đức Trí ở Bình Thuận.

Hai ngàn hecta vùng biển bị đe doạ

Ông Nguyễn Thanh Lương, trưởng phòng kinh tế huyện Cần Giờ cho biết, lượng dầu trên xuất hiện rải rác trên vùng biển huyện Cần Giờ. Tuy nhiên, đa phần dầu loãng, chỉ một ít là dầu vón cục (cỡ bằng ngón tay), hiện đã được thu gom.

Trước đó (ngày 2.3) tàu Đức Trí chở 1.700 tấn dầu FO đã bị chìm ngoài khơi vùng biển La Gi (Bình Thuận), cách mũi Nghinh Phong thuộc Vũng Tàu 80km khiến một lượng dầu khá lớn đã tràn ra biển. Dù các đơn vị ứng cứu sự cố tràn dầu đã nhanh chóng có mặt xử lý nhưng một lượng dầu rất lớn đã loang rộng vào Vũng Tàu và hiện đang về TP.HCM. Ông Lương cho hay, huyện đã chuẩn bị lực lượng với khoảng 440 người, phối hợp với công ty Đại Minh, sở Tài nguyên môi trường, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn để sẵn sàng ứng cứu khi phát hiện dầu. Theo đánh giá của lực lượng cứu hộ dầu tràn, lượng dầu trên tàu Đức Trí nếu không được khống chế sẽ đe doạ khoảng 2.000ha vùng biển nuôi trồng thuỷ sản, nghêu sò.

Vũng Tàu: dầu tấn công du khách

Bộ đội biên phòng thu gom cát
có dầu ở bãi biển Vũng Tàu

Tại hai huyện Xuyên Mộc và Đất Đỏ (Bà Rịa – Vũng Tàu), từ chiều tối ngày 7.3 mặc dù đã vớt được gần 20 tấn dầu tràn, nhưng mức độ ô nhiễm vẫn tiếp tục lan rộng. Khắp bãi sau Vũng Tàu dầu bám đen đặc. Nhiều du khách không biết nên xuống tắm và dính phải dầu tràn. Sau đó phải “xài” thêm dịch vụ tắm dầu hôi để tẩy dầu với giá 10.000 đồng cho trẻ em và 20.000 đồng cho người lớn. Số lượng dầu thu gom trong sáng ngày 8.3 từ bãi tắm Chí Linh đến Bãi Sau Vũng Tàu hơn 20 tấn.

Tuy nhiên, ghi nhận ngày 9.3, tại biển Phước Hải, Long Hải, kéo dài đến bãi tắm Chí Linh và các bãi dọc bờ biển Vũng Tàu, lượng dầu tràn đã xuất hiện ít hơn. Khách du lịch vì vậy đã tăng trở lại, tập trung chủ yếu ở các khu Bãi Sau Vũng Tàu. Hiện có ba huyện (Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Long Điền) và thành phố Vũng Tàu bị dầu tràn xâm nhập bờ.

Anh Lê Ngọc Nghề, cấp cứu viên tổ cấp cứu số 2, ban quản lý các khu du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết khó dự báo chính xác dầu có tiếp tục tràn vào bờ không vì còn phụ thuộc hướng gió. “Nếu gió chính đông chắc chắn dầu sẽ vào nhiều, vì thổi thẳng từ biển vào bãi sau. Tuy nhiên ngày 9.3 gió theo hướng đông bắc nên lượng dầu vào bờ rất ít. Chuyện dầu tràn xâm nhập bờ biển Vũng Tàu tuỳ thuộc vào hướng gió và lượng dầu bị thoát ra từ tàu đắm”, anh Nghề nói.

Khách du lịch huỷ tour hàng loạt

Sự cố dầu tràn gây ô nhiễm một số khu vực biển Vũng Tàu đã gây thiệt hại đáng kể cho các khu du lịch và hệ thống nhà hàng, khách sạn ở Vũng Tàu ngay trong dịp nghỉ cuối tuần và ngày lễ 8.3. Ở khu du lịch Biển Đông, lượng khách huỷ tour trong ngày 8.3 lên đến 70%, tỷ lệ này ở khu du lịch Biển Xanh là 50%.

Trong diễn biến khác liên quan đến cứu hộ, hiện đã có 5/14 th‌i th‌ể thuyền viên của tàu Đức Trí bị mất tích đã tìm thấy xác. Tất cả các th‌i th‌ể được chuyển về bệnh viện Bà Rịa để nhận dạng. Bốn nạn nhân: Tạ Trung Kiên (sinh năm 1982, Bình Phước), Phạm Bá Hiệp (sinh năm 1982, Hải Dương), Nguyễn Đình Ky (Hải Dương) và Tôn Thái Thuỷ (sinh năm 1975, Nghệ An) đã được nhận dạng. Còn một xác bị thối rữa nhiều chưa nhận dạng được.

Khách du lịch ở Bãi Sau Vũng Tàu sáng 9.3.
Ảnh: Lam Phong

Tàu cứu hộ Visal 08 của công ty trục vớt cứu hộ Việt Nam (Visal) đã đến điểm tàu Đức Trí bị chìm nhưng rất khó tiếp cận. Các thợ lặn của Visal đã đưa từ trong tàu ra ba th‌i th‌ể (hai th‌i th‌ể còn lại do ngư dân vớt ngoài biển). Ông Nguyễn Văn Khá, tổng giám đốc Visal cho biết: “Gió biển cấp 5, 6 nên rất khó tiếp cận tàu bị nạn, khoang tàu hẹp, nhiều đồ đạc nên khó tìm th‌i th‌ể”. Các thợ lặn cho biết, tầng ba của tàu Đức Trí đã bị gãy nát, tầng hai bị lún dưới sình làm cửa vào cabin không thể mở được.

Ngày 9.3, đoàn công tác của bộ Tài nguyên – môi trường cũng đã có cuộc họp khẩn với sở Chỉ huy tiền phương cứu hộ cứu nạn tàu Đức Trí cùng các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thứ trưởng Nguyễn Văn Đức cho biết ưu tiên hàng đầu là vớt xác người mất tích nhưng phải đảm bảo an toàn cho thợ lặn. Theo ông Đức, có hai phương án hút dầu có thể là: mở nắp thùng chứa để hút hoặc khoan vào thân tàu.

Theo ông Phạm Hiển, phó giám đốc trung tâm Phối hợp, tìm kiếm cứu nạn khu vực 3 (trung tâm 3), đây là trường hợp tàu chìm hiếm thấy vì tất cả các con tàu đều có trang bị phao định vị chỉ báo khẩn cấp (EPIRB). Theo ông Hiển, khi có tai nạn chìm tàu, loại phao này sẽ tự động phát tín hiệu khẩn cấp và lúc này tất cả các đài thông tin đều nhận được.

Vì sao tàu chìm, vì sao tín hiệu cấp cứu không phát là câu hỏi còn bỏ ngỏ!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật