“Nóng mắt” với cà phê “tươi mát”

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cà phê chòi lều, cà phê phục vụ sẵn người “tâm sự“, hay cà phê với nữ tiế‌p viê‌n ăn mặc vô cùng thi‌ּếu vả‌ּi, rồi đến những dịch vụ “nhạ‌y cả‌m“ kèm theo.v.v.... luôn rộng cửa chào mời. Tuy nhiên, do khó xác định được sai phạm rõ ràng nên loại hình kinh doanh này vẫn cứ ung dung tồn tại.
“Nóng mắt” với cà phê “tươi mát”
Một góc quán cà phê chiếu phim “đen“

Cà phê chòi - "bãi đáp" thời bão giá

Có một thời kiểu cà phê chòi, lều, chuồng chuyên phục vụ những đôi tình nhân cần chốn riêng tư để tâm sự "chuyện thầm kín". Với ưu điểm vô cùng riêng tư, kín đáo, tiện bề "hành sự" mà không sợ bị dòm ngó, giá thức uống lại khá mềm nên loại hình kinh doanh này tương đối hút khách. Vài năm trở lại đây, khi mà vật giá không ngừng leo thang, nơi này lại trở thành "thiên đường" với đôi lứa đang yêu.

Theo chân một người bạn sành sỏi chuyện ăn chơi theo phong cách bình dânT, tôi được đưa tới quán cà phê V.C, đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp. Tuy vẻ ngoài của quán hết sức tuềnh toàng, khu "tiền sảnh" cũng chẳng có một ai nhưng bãi giữ xe lại gần như hết chỗ. Đang ngơ ngác chưa biết ngồi đâu, thì một người phụ nữ chạy lại đon đả mời: "Đi hai người phải không? Theo chị". Theo lời người phụ nữ mà tôi cho là chủ quán thì khu "chuồng gạch" đã kín chỗ, chỉ còn "chuồng lá". "Chuồng lá" là một khu nhà lá dài, hẹp, được ngăn ra từng buồng bằng bạt nhựa, phía trước buông rèm vải. Bên trong khá hẹp, chỉ đủ kê một chiếc ghế đệm dài đủ 2 người ngồi và một chiếc bàn gỗ nhỏ.

Lúc chúng tôi mới vào đã có một đôi, ngồi ngay buồng bên cạnh. Do vách ngăn bằng bạt nhựa, nên chúng tôi có thể nghe rõ ràng những tiếng động "lạ", những tiếng rên yếu ớt và cả cuộc trò chuyện không mấy hay ho cứ đập vào tai. Sau khi "chuồng" bên cạnh "tâm sự" xong, chúng tôi nghe tiếng cô gái thỏ thẻ: "Anh bao luôn tiền cà phê nhé! ". Tức thì người đàn ông kèo nèo: "Sao lúc nãy bảo "chỗ đáp" em lo mà! ". Cô gái giọng giận dỗi: "Anh này, em phục vụ anh nhiệt tình còn gì..., chỗ này vừa có nước uống, vừa không tốn tiền nhà nghỉ, thêm có mấy ngàn anh trả luôn không được sao? Vậy thôi anh trả tiền nước anh uống đi, em tự trả tiền nước của em là được chứ gì".

Thì ra đây là "bãi đáp" của một chuyến "tàu nhanh" - mua B.hoa! Ngồi thêm một lúc lại nghe tiếng đôi nam nữ khác lục tục ngồi vào buồng bên, lại những tiếng động "lạ", pha tiếng cười đùa rúc rích... Rùng mình, chưa kịp uống hết ly nước, chúng tôi vội vã trở ra.

Thời gian qua, loại hình cà phê chòi, lều, chuồng mọc lên rầm rộ. Đặc biệt ở các khu vùng ven của thành phố, những nơi có nhiều công nhân và người lao động bình dân sinh sống. Do đặc điểm khá kín đáo, riêng tư, giá thức uống lại khá rẻ, nên vô hình trung những quán cà phê dạng này trở thành "bãi đáp" lý tưởng của gái mạ‌ּi dâ‌ּm.

Dạo một vòng đại lộ Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh); khu Bình Quới, Thanh Đa (quận Bình Thạnh); đường Tô Ký, Nguyễn ảnh Thủ (quận 12) đâu đâu cũng thấy cà phê chòi, lều, chuồng... hầu hết đều khá lụp xụp và rậm rạp cây cối. Nếu đến vào ban đêm thì ngoài những dây đèn màu xanh đỏ, mỗi "chuồng" hầu như chẳng có đèn đóm gì và càng về khuya những nơi này lại càng đông khách.

Điều đáng nói là khi có nhiều tụ điểm như thế mọc lên, thì những tệ nạn như mạ‌ּi dâ‌ּm, cà phê ôm, kíc‌ּh dụ‌ּc trá hình lại càng có cơ hội nảy nở. Không thể cấm kinh doanh cà phê chòi, lều, chuồng nhưng nếu không có biện pháp quản lý nghiêm túc và gắt gao, sẽ rất dễ trở thành những tụ điểm chứa chấp tệ nạn xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự của thành phố.

Chiếu phim "tươi mát" để câu khách

Trong quá trình tìm hiểu về loại cà phê “tươi mát” này, PV không ít lần bắt gặp nhiều nơi chiếu cả phim "tươi mát" và được canh gác hết sức "công phu". Ghé vào một quán cà phê khá lụp xụp trên đường Lê Văn Lương, huyện Nhà Bè, tuy mới chập choạng tối, nhưng bên trong đã rất ồn ào, đông đúc. Quán không có chỗ giữ xe nên chúng tôi đậu sát luôn trước cổng.

Cà phê chòi lá ở khu vực ngoại ô Sài Gòn khá kín đáo cho các cặp muốn tâm sự "chuyện thầm kín"

Thoạt nhìn, ở đây có vẻ giống như những quán cà phê sân vườn khác, nhưng người bạn đi cùng với tôi khẳng định ở đây chắc chắn có chiếu phim "tươi mát". Đợi một lúc thì người chủ quán bưng nước ra, anh bạn đi cùng đứng dậ‌y th‌ì thầm với bà chủ điều gì đó. Nghe xong, bà xởi lởi: "Vậy mà không chịu nói sớm, để tốn tiền 2 ly nước ngoài này rồi... Thôi, chịu khó thanh toán đi, rồi dắt xe vào phía trong kia". Thì ra quán cà phê này có 2 khu, khu ngoài tách biệt với khu bên trong và giá thức uống thì gấp đôi khu ngoài. Khi chúng tôi hỏi vì sao lại chênh lệch như vậy thì cô tiế‌p viê‌n lý giải rất bùi tai là do phụ thu tiền phim. Bên trong là một khoảng sân khá rộng rãi và thoáng mát. Hai chiếc màn hình khá lớn được đặt sát tường và đang chiếu một bộ phim hành động của Mỹ.

Luật gia Đặng Đình Thịnh, Hội Luật gia Việt Nam cho biết: Việc chiếu phim "tươi mát" cho đông đảo người xem có thể khép vào hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồ‌ּi trụ‌ּy. hành vi này vốn là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng các hiện tượng tiêu cực, làm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và nảy sinh các tệ nạn xã hội như: mạ‌ּi dâ‌ּm, m‌a tú‌y ... Điều 253 BLHS quy định rõ: Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồ‌ּi trụ‌ּy... thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Quan sát một lúc, tôi mới thấy thêm khu thứ 3 của quán cà phê này. Đó là khu cà phê võng. Những chiếc võng được treo khuất sau những lùm cây khá kín đáo, mà nếu không chú ý quan sát thì rất khó phát hiện được. Hỏi chuyện một người thanh niên ngồi kế bên, chúng tôi được biết đó là khu riêng tư để khách "trò chuyện" với tiế‌p viê‌n, mức giá cũng khá mềm. Thông thường khách ở đây hầu hết là nam, và nếu đi một mình hay đi cùng nhóm nam thì các cô sẽ tới mời chào đi "tâm sự riêng". Nhưng nếu là đôi nam nữ, hoặc nhóm có nữ đi cùng thì các cô sẽ "biết ý" mà không rủ rê. Và cũng theo thanh niên này, thì sau khi "tâm sự riêng" mà muốn đi xa hơn thì cứ việc hẹn hò em đi "bay".

Khi quán đã gần kín khách, là lúc "giờ G" đã điểm. Bộ phim hành động còn đang dang dở thì quán tắt màn hình và thay vào đó là một bộ phim Nhật Bản với poster vô cùng gợi dục. Chỉ đoạn mở đầu thôi, đã thấy đây là dạng phim thuộc "hạng nặng". Mới cảnh "nóng" đầu tiên, những khán giả phía dưới đã xôn xao bình luận bằng những từ vô cùng... thô tục. "Xốn mắt, chướng tai" chúng tôi đứng dậy ra về, không khỏi ớn lạnh vì ánh mắt lạnh lùng dò xét của những gã trai mặt mày bặm trợn đứng bảo vệ quanh sân.

Thông thường, những quán cà phê trá hình như trên tập trung rất đông ở khu vực ngoại thành, ở những nơi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như huyện Bình Chánh, Nhà Bè, quận 12... Các quán này, chủ yếu phục vụ công nhân của các khu công nghiệp, khu chế xuất gần đó. Không ít người công nhân ở đây tâm sự, việc đến những quán cà phê "tươi mát" để xem phim, giải quyết nhu cầu sin‌ּh l‌ּý là do cuộc sống buồn tẻ, khi đi làm mệt về không biết tìm nơi nào để thư giãn, hay do thiếu thốn tình cảm... Nhưng đa phần họ không biết rằng, việc ngập chìm vào những thước phim đồ‌ּi trụ‌ּy, không những không thể giúp họ giải trí hay thư giãn, mà lại khiến họ dễ sa đà vào lối sống trụ‌ּy lạ‌ּc, dẫn đến tinh thần, công việc bị ảnh hưởng hay nghiêm trọng hơn là mắc các bệnh xã hội lây lan qua đường tìn‌ּh dụ‌ּc.

Thiết nghĩ cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp can thiệp để không phát sinh những tụ điểm tệ nạn xã hội trá hình, “cà phê tâm sự” như đã phản ánh ở trên.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật