Cú sốc dầu mỏ năm 2012 cực kỳ nguy hiểm

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chuyên gia kinh tế thuộc HSBC khẳng định: “Dầu chính là Hy Lạp mới của thế giới.” Ở thời điểm khủng hoảng châu Âu vẫn còn căng thẳng, giá dầu cao khiến các nhà hoạch định chính sách kinh tế và người tiêu dùng trên thế giới lo lắng hơn bao giờ hết.
Cú sốc dầu mỏ năm 2012 cực kỳ nguy hiểm
Ảnh minh họa

Phân tích gần đây từ các chuyên gia kinh tế thuộc HSBC nhấn mạnh: “Dầu chính là Hy Lạp mới của thế giới.” Nỗi sợ của các chuyên gia hoàn toàn dễ hiểu.

Thị trường dầu thế giới đang trong thế “cực kỳ nguy hiểm”; căng thẳng với Iran leo thang. Ngày 01/03/2012, giá dầu Brent tăng hơn 5USD/thùng lên 128USD/thùng sau khi báo chí Iran đưa tin các vụ nổ đã phá hủy đường ống dẫn dầu quan trọng nối với Arập Saudi. Giá dầu sau đó hạ trở lại khi Arập Saudi bác bỏ những lời cáo buộc thế nhưng dù sao ở mức 125USD/thùng, giá dầu vẫn cao hơn 16% so với thời điểm đầu năm 2012.

Việc đánh giá rủi ro đến từ giá dầu cao đồng nghĩa với việc phải trả lời được 4 câu hỏi sau: Điều gì đang đẩy giá dầu tăng? Giá dầu sẽ tăng cao đến đâu? Hậu quả kinh tế như thế nào? Nếu giá dầu tiếp tục tăng cao nữa mọi chuyện sẽ ra sao.

Nguồn gốc nguyên nhân đẩy giá dầu cao cực kỳ quan trọng. Cú sốc nguồn cung gây hại đến tăng trưởng toàn cầu tồi tệ hơn so với nếu giá dầu cao là hậu quả của nhu cầu cao. Người ta thường viện dẫn đến việc các Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới ồ ạt in tiền khiến giá dầu tăng cao. Những tháng gần đây, nhiều Ngân hàng Trung ương trên thế giới hoặc bơm thanh khoản, hoặc áp dụng chương trình nới lỏng định lượng (in tiền mua trái phiếu) hoặc cam kết giữ lãi suất thấp trong thời gian dài.

Nguồn cung tiền giá rẻ này đã khiến nhà đầu tư trên thị trường thế giới tìm đến đổ tiền vào tài sản như dầu. Thế nhưng bởi thị trường có tính chất kỳ hạn, chỉ riêng thông báo về chương trình QE đã đủ đẩy giá dầu tăng; Tháng 2/2012, chủ tịch Fed đã khiến thị trường thất vọng khi không nhắc một từ nào đến chương trình QE mới. Hơn thế nữa, nếu giá cao do các nhà đầu cơ, nó cần phải đi kèm với thực tế rằng dự trữ dầu đang tăng, nhưng thực tế đang diễn ra ngược lại.

Các Ngân hàng Trung ương có thể tác động đến giá dầu gián tiếp bằng cách nâng dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, tiếp đó, người ta lại kỳ vọng nhiều hơn vào khả năng giá dầu tăng. Bằng chứng thực tế hỗ trợ cho luận điểm này.

Sự đi lên của giá dầu cao thời gian gần đây diễn ra cùng lúc với việc người ta tin tưởng hơn vào triển vọng kinh tế toàn cầu: khủng hoảng châu Âu bớt căng thẳng, khả năng kinh tế Trung Quốc “hạ cánh khó nhọc” khó xảy ra, kinh tế Mỹ phục hồi vững vàng hơn.

Thế nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu sáng sủa hơn chỉ là một phần của câu chuyện. Giá dầu tăng chủ yếu bởi nguồn cung bị gián đoạn. Theo một số nguồn số liệu, thị trường dầu mất hơn 1 triệu thùng/ngày trong những tháng gần đây.

Rất nhiều vấn đề đang căng thẳng; từ vụ tranh cãi về đường ống tại Nam Sudan cho đến vấn đề kỹ thuật tại khu vực Biển Bắc, nguồn cung sụt 700 nghìn thùng/ngày. Ngoài ra, khoảng 500 nghìn thùng dầu bị rút khỏi thị trường bởi lệnh trừng phạt của châu Âu và tranh cãi về thanh toán với Trung Quốc.

Nguồn cung dầu hiện hết sức hạn chế. Dự trữ dầu tại nhóm nước giàu ở mức thấp nhất trong 5 năm. Việc nguồn cung dầu của OPEC còn lại bao nhiêu chưa phải thông tin được công bố rõ ràng. Arập Saudi đang khai thác nguồn dầu khoảng 10 triệu thùng/ngày, gần sát mức cao kỷ lục.

Nguồn cung sẽ còn căng thẳng hớn nếu Iran thực thi quyết định đóng cửa eo biển Hormuz, nơi 17 triệu thùng dầu được vẫn chuyển qua mỗi ngày, tương đương khoảng 20% nguồn cung của thế giới. Dù chỉ đóng cửa tạm thời, cú sốc dầu mỏ cũng sẽ gây ra nhiều tác động tồi tệ. Lệnh cấm vận dầu năm 1973 tại Arab đã làm nguồn cung hụt đi 5 triệu thùng/ngày.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật