Triệu chứng và cách phát hiện bệnh tự kỷ ở trẻ

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tỷ lệ trẻ em VN bệnh tự kỷ có cao hơn các nước? Mong bác sĩ tư vấn giúp thế nào mới thật sự là bệnh tự kỷ.
Triệu chứng và cách phát hiện bệnh tự kỷ ở trẻ
Ảnh minh họa
Thưa bác sĩ,

Tôi nghe nói rất nhiều về bệnh tự kỷ ở trẻ. Tôi cũng đọc nhiều tài liệu về bệnh này. Nhưng hình như đọc nhiều quá cũng "tẩu hỏa nhập ma". Nhìn đâu cũng thấy bệnh tự kỷ. Mong bác sĩ tư vấn giúp thế nào mới thật sự là bệnh tự kỷ. Có bao nhiêu dạng bệnh? Triệu chứng và cách nào để phát hiện? Tỷ lệ trẻ em VN bệnh tự kỷ có cao hơn các nước. Trung bình là bao nhiêu em bị/ 100 trẻ ạ? Rất cám ơn bác sĩ đã dành thời gian đọc và tư vấn giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
(tranthanh...@yahoo.com.uk)


Trả lời

Chào bạn,
Các dấu hiệu mô tả bệnh tự kỷ mà đa số mọi người có thể tìm thấy và đọc được trên mạng internet là các mô tả thường gặp, chung nhất, và là chỉ điểm gợi ý cho các bậc cha mẹ có thể nhận ra các nét không bình thường của con mình để có thể cho trẻ khám đúng chuyên khoa.
Khi trẻ có các biểu hiện giống mô tả không có nghĩa chắc chắn bị bệnh tự kỷ bởi các biểu hiện đó có thể gặp trong những rối loạn phát triển khác của trẻ. Việc xác định trẻ có bị tự kỷ hay không đòi hỏi một đánh giá toàn diện và chuyên sâu thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa được đào tạo và có kinh nghiệm mới nhận biết được sự khác biệt tinh tế giữa các rối loạn này.

Ví dụ: Chậm nói có thể chỉ đơn thuần là rối loạn phát triển ngôn ngữ diễn đạt, nhưng cũng có thể là 1 trong những biểu hiện của tình trạng chậm phát triển tâm thần; lại cũng có thể là triệu chứng chính của rối loạn tự kỷ.

Tuy nhiên, một cách dễ hiểu, tự kỷ là một rối loạn phát triển với các đặc điểm là trẻ thiếu sót khả năng thiết lập và phát triển mối quan hệ với người khác, chậm phát triển về mặt ngôn ngữ cũng như có các hành vi định hình, lập đi lập lại.

bệnh thường khởi phát từ rất sớm < 36 tháng, và thường được chẩn đoán vào lúc 2 tuổi.

Theo số liệu của thế giới trong 10.000 trẻ chỉ có khoảng 2-5 trẻ bị rối loạn này.

Riêng đối với VN, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có con số thống kê chính xác tỷ lệ trẻ mắc tự kỷ do chưa có nghiên cứu tầm cỡ, chính xác để đưa ra kết quả tin cậy và vấn đề chính xác trong chẩn đoán còn nhiều bàn cãi.

Về phân loại bệnh tự kỷ (tên gọi trước đây) hay rối loạn phát triển lan tỏa (tên gọi hiên nay), trên thế giới phân thành 5 nhóm chính bao gồm: rối loạn tự kỷ, rối loạn Asperger, rối loạn tan rã ở trẻ em, rối loạn Rett và rối loạn phát triển lan tỏa không biệt định dựa trên các mặt: suy giảm về mặt xã hội, rối loạn ngôn ngữ và giao tiếp, quan tâm và hoạt động lặp đi lặp lại, tuổi khởi phát, trí tuệ, giai đoạn phát triển bình thường trước đây và mất kỹ năng trong nhiều lĩnh vực.
Thân mến!
BS-CK2 Phạm Quỳnh Diệp
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật