Dân quay về “bẫy đá” dưới Ngũ Hành Sơn

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gần 3 tháng nay, hàng chục hộ dân tổ 33 (phường Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) lại kéo nhau về định cư dưới chân núi Mộc Sơn, bất chấp nguy cơ về sạt lở đá, uy hiế‌p trực tiếp tới tính mạng và tài sản.
Dân quay về “bẫy đá” dưới Ngũ Hành Sơn
Không ai biết trước những khối đá to lớn kia sẽ đổ ập xuống khi nào

Hơn nửa năm trôi qua, từ khi những tấn đá to đồ sộ từ ngọn núi Mộc Sơn đổ sập xuống phía dưới làm sụp đổ 3 nhà dân, PV Kienthuc.net.vn có dịp trở lại vùng “tử địa”. Những khối đá cao sừng sững, mái taluy dựng thẳng đứng, nhiều điểm nứt nẻ dễ thấy kết cấu đá không còn chắc báo hiệu hiểm họa sạt lở đang rình rập. Cách chân núi không xa là hàng chục căn nhà cùng hàng trăm nhân khẩu đang sống hàng ngày.

Ông Trần Trung Dũng (40 tuổi, hộ dân tổ 33) ái ngại: "Sống mà lo ngay ngáy từng ngày. Nhưng biết sao được, họ áp giá đền bù thấp quá, chẳng đủ xây một căn nhà mới, nói chi đến chuyện mua đất. Đi sao nổi".

Đợt di dời khẩn cấp 41 hộ dân trên địa bàn, sau các vụ sạt lở đất đá liên tiếp hồi đầu tháng 9/2011, ông Dũng cũng tham gia. Nhưng hai tháng trôi qua, cả gia đình không nhận được bất cứ tiền hỗ trợ thuê nào. Khó khăn qua, mọi người lại khăn gói về lại sống dưới mỏm đá Mộc Sơn.

“Ngành chức năng hứa sẽ hỗ trợ tiền thuê nhà, các hộ dân di tản đến khu vực lân cận để thuê mỗi tháng hết hơn triệu đồng. Nhưng đến nay, chẳng hộ dân nào nhận được một đồng tiền nào cả nên chúng tôi phải về lại đây, đánh đổi sinh mạng của mình” – ông Dũng nói.

Gần nhà, chị Từ Thị Hà (39 tuổi), một trong 3 hộ dân bị đá núi đè sập gần 2/3 căn nhà chưa hết bàng hoàng nhớ lại ngày hiểm họa. Tuy nhiên, từ trước đến nay, chị đành nhắm mắt đánh liều trở lại chính căn nhà nằm ngay sát dưới chân Mộc Sơn.

Chị Hà bảo: "Sợ lắm, nhưng đành chịu. Cả gia đình thuê nhà 2 tháng, nhưng thiếu tiền nên lại phải quay về nhà, không dám thuê nữa".

Cũng giống như các hộ khác, chị Hà chưa nhận được tiền hỗ trợ thuê nhà dù đã hơn nửa năm nay. “Tôi phải dặn các con không được xuống khu bếp, ngủ phải ở ngoài phòng khách, nếu có xảy ra sự cố sạt lở có thể hạn chế thiệt hại về người”, chị Hà ái ngại.

Dù đất chính chủ, có giấy tờ mua bán, chuyển nhượng hợp lệ nhưng phần lớn các hộ dân này chưa làm sổ đỏ nên việc áp giá đền bù phải nhận mức đất nông nghiệp. Ông Dũng nói: tổ thuộc diện quy hoạch giải tỏa từ 3 năm nay nên dân không thể làm sổ đỏ. Đùng một cái, họ bắt di dời, giá chỉ áp dụng 35.000 đồng/m2. Tổng toàn bộ diện tích 200m2 cùng căn nhà cũng chỉ đền bù được gần 80 triệu đồng, cùng một suất thuê chung cư xã hội. Ở chung cư làm sao mà làm nghề chế tác được. Riêng số tiền giải tỏa, chẳng đủ xây 1 căn nhà cấp bốn nói chi đến chuyện mua đất.

Theo ông Ngô Lai, tổ trưởng tổ 33: Tổ có hơn 40 hộ thuộc diện giải tỏa trắng khu vực dưới chân núi Mộc Sơn. Đến nay chỉ có 12 hộ nhận tiền đền bù và di dời. Số còn lại, họ kiến nghị về chuyện đền bù quá thấp nên không thể di dời. Tổ kiến nghị về chuyện này và tiền hỗ trợ thuê nhà lên các cấp, nhưng đến nay chưa được giải quyết.

Ông Nguyễn Văn Hiền - Chủ tịch UBND phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) cũng cho biết: Do chính sách giải quyết của Ban giải tỏa đền bù chưa thỏa đáng nên người dân chưa bàn giao mặt bằng. Được biết, từ tháng 11/2011, UBND TP Đà Nẵng đã có chủ trương tạo điều kiện hỗ trợ di dời cho 41 hộ, nhưng hiện nay Ban giải tỏa đền bù số 1 vẫn chưa chi trả tiền thuê nhà cho nhiều hộ dân. Nguyên nhân, theo Ban giải tỏa đền bù số 1, là do người dân chưa bàn giao mặt bằng nên chưa được nhận tiền hỗ trợ.

Ông Huỳnh Chín, Phó trưởng Ban quản lý khu danh thắng Ngũ Hành Sơn cảnh báo: Do tác động thời gian, điều kiện thời tiết, nhất là nạn nổ mìn khai thác trộm đá Ngũ Hành Sơn 40 năm trước, khiến ngọn núi Mộc Sơn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều vụ sạt lở nặng nề như vụ lở đá ở ngọn Thổ Sơn, gần chùa Long Hoa vào năm 1994 hay vụ sập hơn 30 tấn đá năm 2004 cũng tại ngọn Mộc Sơn, nếu các hộ dân tiếp tục ở lại sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng và tài sản.

Hình ảnh về cuộc sống người dân dưới “bẫy đá” Mộc Sơn:

Bẫy đá cao sừng sững, taluy thẳng đứng uy hiế‌p cuộc sống hàng chục hộ dân
Nhiều căn nhà nằm sát ngay dưới chân núi Mộc Sơn
Do đền bù không thỏa đáng, cuộc sống người dân vẫn phải tiếp diễn dưới chân núi
Khu bếp của chị Hà bị đá đè sập nay phải khắc phục lại để sống tạm
Người dân tiếp tục mưu sinh ngay dưới chân núi
Đá là vật liệu của làng nghề và cũng là một mối họa lớn
Bẫy đá Mộc Sơn vẫn đe dọa từng ngày
Cuộc sống hàng ngày của người dân dưới bẫy đá
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật