Một em bé chết oan vì sặc sữa

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới 1,5 tháng tuổi, bé gái ở TP HCM đã phải mất mạng oan uổng vì sặc sữa, dù đã được cấp cứu, điều trị tích cực.
Một em bé chết oan vì sặc sữa
Cách cấp cứu trẻ bị sặc sữa.

Ngày 21/2, bác sĩ Trần Đắc Nguyên Anh, khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM, cho biết con gái bà H. mới một tháng rưỡi tuổi, ở quận Bình Thạnh, TP HCM đã t‌ử von‌g sau một ngày điều trị tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 2.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời người nhà bệnh nhi kể, khoảng 12h khuya 19/2, cha bé phát hiện cháu bé bị ngưng thở. Gia đình đưa bé đến bệnh viện Nhi Đồng 2 cấp cứu. Cháu bé nhập viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở. Dù được điều trị tích cực nhưng bé đã t‌ử von‌g vào ngày 20/2.

Các bác sĩ kết luận nguyên nhân t‌ử von‌g là bị ngạt do sặc sữa. Qua trường hợp đáng tiếc này, các bác sĩ khuyên các bà mẹ khi cho con bú cần bế trẻ trong lòng, cho bú ở tư thế đúng, tránh tư thế nằm nghiêng rồi cho bé bú dễ dẫn tới sặc sữa.

Khi trẻ bị sặc, sữa có thể tràn vào khí quản, thậm chí vào tận phế nang làm tắc đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, khiến trẻ có thể t‌ử von‌g vì thiếu ôxy. Do đó cha mẹ hoặc người nhà cần sơ cứu ngay trước khi đưa đến bệnh viện.

Nếu trẻ bị sặc, người tím tái... nhưng ngay sau đó lại hồng hào, khóc, chơi đùa được, có hai khả năng xảy ra: Dị vật đã được tống ra ngoài hoặc trôi xuống khí quản. Cách xử lý thích hợp lúc này là cố gắng giữ yên trẻ, không can thiệp gì, chỉ cần bế trẻ lên cho dị vật không đi ngược lên trên, rồi đưa đến bác sĩ ngay.

Trong trường hợp trẻ tím tái kéo dài, có thể ngưng thở, người trông trẻ phải đặt trẻ nằm sấp, đầu chúc xuống trên một cánh tay. Dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ (chỗ giữa hai xương bả vai) nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống dị vật ra ngoài. Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức. Nếu vẫn không thấy trẻ thở, lặp lại đến 10 lần.

Đối với trẻ có dấu hiệu ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với thổi ngạt: ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau khi sơ cứu, dù trẻ hồng hào trở lại thì vẫn phải đưa đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra xem còn dị vật hay không.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật