Khéo “uốn“ để trẻ trung thực

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bài viết này thực sự hữu ích cho những bậc phụ huynh đang đau đầu vì con hóa ’cuội’.Các cụ có câu “đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ” với ý rằng, người già có nhiều kinh nghiệm nên khi ra ngoài nên hỏi họ, còn trẻ thì không biết nói dối nên cứ hỏi bọn trẻ những việc ở nhà. Thế nhưng trên thực tế thì con trẻ của bạn không phải là không bao giờ nói dối, và dạy trẻ tính trung thực cũng không phải là chuyện đơn giả
Khéo “uốn“ để trẻ trung thực
Ảnh minh họa

Trẻ nói dối, lý do thật ngây thơ

Ngay từ khi ở tuổi mẫu giáo các bé đã có thể biết nói dối, lý do rất đơn giản và hồn nhiên, như có thể bé không muốn đi học thì nói dối là bị cô giáo đánh, không muốn ăn cơm thì nói dối là ăn no rồi… Lớn lên một chút, có thể vì sợ bố mẹ trách mắng vì bị điểm kém mà nói dối là được điểm cao, hoặc cô chưa trả bài kiểm tra…

Chị Duyên (Cầu Diễn, Hà Nội) tá hoả khi nghe cô con gái 3 tuổi nói: “Mẹ ơi, hôm qua con không đọc thuộc bài thơ “Mười quả trứng tròn” cô dạy hôm trước nên bị cô giáo nhốt vào nhà vệ sinh. Có thêm nhiều bạn nữa cũng bị phạt như con. Hôm nay con không đi học đâu, con ở nhà đi đám cưới với bà, mẹ nhé!”. Vốn là người chín chắn và tìm hiểu trước sau, chị dò hỏi người quen cùng dạy ở trường và chị này cũng có con học cùng lớp với bé nhà chị Duyên mới biết, thực tế không đúng như vậy. Có sự thật là một số bé không thuộc bài nhưng cũng bị cô nhắc nhở thôi chứ không hề có hình phạt như thế. Và bé nhà chị Duyên rất thuộc bài, còn được cô khen nữa. Gặng hỏi lại con, cô bé ranh mãnh nói là vì con thích đi chơi với bà nên bịa ra lý do như thế!


Đôi khi trẻ nói dối vì những lý do thật ngây thơ. (Ảnh minh họa).

Hay trường hợp của anh Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng là trường hợp mà nhiều bậc phụ huynh gặp phải. Kết thúc học kỳ 1, câu lớn học lớp 3 của anh không đạt học sinh giỏi như kỳ vọng của bố mẹ mà chỉ đạt học sinh tiên tiến. Cậu bé giấu nhẹm đi quyển sổ liên lạc, giấu nhẹm đi giấy mời họp phụ huynh cuối kỳ mà không đưa cho bố mẹ. Bố mẹ hỏi thì cậu chần chừ nó là “Chưa tổng kết bố mẹ ạ!”. Cũng vì bận công việc cuối năm mà anh chị cũng không gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm hỏi xem cụ thể như thế nào. Rồi một hôm cô giáo chủ nhiệm vốn cũng thân thiết với nhà anh chị gọi điện thì anh mới rõ sự tình. Tối đó, sau một hồi nói chuyện “như 2 người bạn” cậu bé nhà anh nước mắt ngắn dài thú nhận với bố mẹ. Ôm con vào lòng, anh tự trách mình đã gây áp lực cho bé quá khiến cho em phải nói dối để bố mẹ không bị thất vọng về con.

Có nhiều lý do để bé nói dối. Lý do lớn nhất là do bé chưa đủ nhận thức để phân biệt sự thật và cái không phải sự thật. Vì thế, ở tuổi mẫu giáo, bé có xu hướng nói dối do những điều tưởng tượng hơn là nhìn nhận vào thực tế. Có khi bé giấu tội lỗi vì biết chắc sẽ bị trừng phạt. Hoặc đơn giản như cái logic ngây thơ của bé, nói dối có thể để tránh những quy tắc không mấy dễ chịu từ cha mẹ, như bé bảo đã làm hết bài tập để được ra ngoài chơi.

Cha mẹ xử trí thế nào?

- Đừng cố hỏi lý do nếu bạn đã biết rõ câu trả lời: Thay vào đó, hãy tập trung vào cảm giác của bé, như: “Mẹ biết con nói dối vì sợ bị mẹ đánh. Nhưng nếu con nói thật thì mẹ hứa sẽ không đánh con”… Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo cơ hội để cho bé sửa chữa; chẳng hạn, nếu bạn biết bé chưa hoàn thành bài tập, bạn có thể nói: “Mẹ có cảm giác con chưa làm xong bài” sau đó, cho bé cơ hội để hoàn thành trách nhiện: “Con cho mẹ kiểm tra bài tập. Nếu chưa xong thì con làm nốt đi”.

- Đừng bao giờ gọi con là “kẻ dối trá”: Những cách gọi tiêu cực thế này sẽ làm hỏng lòng tự trọng của bé và hướng bé tới những hành vi xấu hơn. Tương tự, cũng không cần thiết để thống kê lỗi lầm của con: “Đây là lần thứ 3 con nói dối. Lần nào cũng nói dối”.

- Nếu bạn biết con đang nói dối, cần chia sẻ với bé ngay lập tức: “Mẹ biết đó không phải sự thật. Có thể con nói dối vì sợ mẹ buồn nhưng đó không phải là cách để giải quyết mọi chuyện. Con hãy nói thật cho mẹ nghe xem”.

- Hiểu cảm giác khó khăn của bé khi phải nói thật: Nên nhớ, để chinh phục bé hay nói dối, bạn cần giảm thiểu tối đa những yếu tố gây stress cho con. Một khi nhận diện được lý do tiềm ẩn, bạn hãy khuyến khích con nói về lỗi lo lắng của chính bản thân mình: “Mẹ biết con rất mong được điểm cao nhưng con có khó khăn gì trong bài kiểm tra vừa rồi?”.

- Dạy bé về tác hại của lời nói dối: Hãy nói với bé điều quan trọng của sự thành thật và cảm giác mất lòng tin của cha mẹ khi bé hay nói dối. Ngoài ra, có thể đọc cho bé nghe quyển sách mà đưa ra thông điệp rõ ràng rằng, nói dối sẽ gây hoạ cho bản thân mình và người xung quanh.

- Làm gương cho con: Các bé học tập thông qua việc bắt chước hành vi hơn là chỉ nghe mệnh lệnh của cha mẹ. Thật không tốt nếu có điện thoại của mẹ chồng, bạn lại nhờ người giúp việc nhắn: “Bảo tôi không có ở nhà”.

- Cổ vũ sự thành thật: Luôn động viên khi con nói thật. Nếu bé có một hành động thật thà, hãy tặng cho bé một miếng dán bé ngoan và một miếng dán bé hư nếu bé chưa nói thật. Hãy so sánh kết quả những miếng dán mà bé giành được.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật