Những giấc mơ khó tin

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đây là câu chuyện khó tin về Chris Robinson, một công dân nước Anh thường mơ thấy những sự việc sắp xảy ra chính xác đến từng chi tiết.
Những giấc mơ khó tin
Những giấc mơ ám ảnh.
1. Chiếc xe suýt mất

Đã có nhiều sách viết về khả năng kỳ lạ của Chris, các nhà làm phim cũng dựng một số bộ phim dựa trên cơ sở cuộc đời thực của ông. Ông đã viết chung một cuốn sách tựa đề "Thám tử giấc mơ" vào năm 1996…


Vào một đêm năm 1989, khi Chris Robinson đang ngủ ở nhà một người bạn bỗng bị đánh thức bởi một âm thanh. Ban đầu ông nghĩ đó là tiếng khóc của đứa con nhỏ, nhưng âm thanh ngày một rõ hơn và phát ra ngay trong phòng ngủ, giọng của bà nội Chris, người đã mất cách đó nhiều năm. Giọng bà nội rất rõ vì bà đứng ngay bên cạnh ông. Bà nói "Chris, có người đang tìm cách đánh cắp xe ô tô của cháu đấy". Chris thấy mình ở trạng thái nửa tỉnh nửa mơ và ông đành chấp nhận thực tế là đang nói chuyện với người bà đã khuất. "Bà ơi, xe ô tô của cháu không có ở đây. Cháu để nó ở nhà ". Chris buồn ngủ quá nên nói thêm, "Vả lại nó đã được bảo hiểm rồi". Bà nội nói: "Đừng lo cháụ ạ. Bà sẽ xử lý việc này".

Chiều hôm sau Chris về đến nhà có một bà hàng xóm chạy đến mách: "Có chuyện gì đó xảy ra lúc nửa đêm. Chúng tôi thấy có ánh đèn và tiếng người nói. Chồng tôi thức dậy ngó ra cửa sổ thì thấy mấy gã đang tìm cách chui vào xe ô tô của anh. Ông ấy đuổi chúng đi và thức suốt cả đêm để trông cái xe cho anh đấy". Chiếc ô tô cũng chính là ngôi nhà di động của Chris, ông kiểm tra xe thấy mọi thứ vẫn nguyên vẹn. Ông cảm ơn những người hàng xóm tốt bụng rồi chui vào xe ngẫm nghĩ về chuyện vừa xảy ra. Không lẽ bà nội ông đã bảo vệ cái xe hay sao?

Ông đến nhà thờ địa phương cầu khấn cảm ơn bà nội. Tuy nhiên ông cho rằng mọi sự không có gì quá đặc biệt, chẳng qua chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên nào đó.

Chris Robinson (channel.nationalgeographic.com).


2. Chiếc phà  bốc cháy!

Chris Robinson sinh năm 1951 ở Anh. Trong 10 năm đầu đời, ông liên tục trải qua phẫu thuật tim, mổ ruột thừa và nhiều lần bị tai nạn giao thông nghiêm trọng. Chris có nhiều giấc mơ về quá khứ và tương lai khiến báo giới Anh phải thán phục. Kể từ năm 1989, Chris Robinson đã mơ về nhiều loại tội phạm, hoạt động khủ‌ng b‌ố và thảm họa thiên nhiên khác nhau và nhận được các thông điệp trong giấc ngủ. Trong 5 năm từ 1989 đến 1994, ông có hơn 150 giấc mơ có nội dung cụ thể và khoảng 50% trong số đó được chứng minh là chính xác. Chris đã giúp cảnh sát tìm ra nhiều vụ, cảnh sát phân công hai Chánh thanh tra thám tử đặc trách giữ liên lạc thường xuyên với ông. Ngoài những vụ việc nêu trên, một số ví dụ khác như: vụ đánh bom St. Alban năm 1991, cuộc tấn công súng cối vào phố Downing năm 1991, vụ cướp kim cương Graaf năm 1993 và vụ đánh bom cầu tàu Canary.


Một lần, Chris mơ mình đang bay trên mặt nước. Bên dưới có một người đàn ông trong làn nước, đang gặp nguy hiểm. Chris biết là người này sắp chết và lao xuống cứu ông ta. Người lạ rơi ra khỏi một chiếc thuyền và từ khoảng cách rất xa, Chris thấy con thuyền giương buồm rời đi. Người đàn ông nói: "Mọi thứ sẽ tốt đẹp với anh. Anh sẽ trở lại thể xác mình vào buổi sáng, còn tôi thì không".

Thật đáng sợ. Chris giật mình thức giấc, sờ quanh thấy có một lá thư cũ ở mép giường, ông viết nguệch ngoạc mấy chi tiết về giấc mơ rồi ngủ tiếp. Hai ngày sau báo chí đưa tin về một cựu quân nhân bị rơi khỏi phà và chết đuối. Chiếc phà này đang trên đường đến Thuỵ Điển. Chris đã kể về giấc mơ của mình cho hai người, một người là nhân viên an ninh điều tra vụ chết đuối, người kia là bạn của ông, nhà báo Trevor Kempson của tờ Tin tức thế giới.

Một tuần sau đó, Chris linh cảm thấy có chuyện gì đó rất khủng khiếp xảy đến với con thuyền ông đã gặp trong mơ. Ông nói chuyện này cho cảnh sát biết. Lúc đó chiếc thuyền đang chở những con chó săn thỏ đến Thụy Điển và gần như toàn bộ số chó đã bị chết vì thiếu ô xy.

Đêm hôm sau người lính lại xuất hiện trong giấc mơ của Chris, nói rằng ông ta sẽ đốt con thuyền đó. Sáng hôm sau, Chris gọi điện kể cho cảnh sát nghe về giấc mơ của mình. Và sau đó đúng vào địa điểm mà các nhà chức trách khẳng định là nơi người lính bị chết đuối, con thuyền gắn với chiếc phà bị bốc cháy.

3. Ám ảnh  máy bay rơi

Câu chuyện về Chris khiến các nhà chức trách rất quan tâm. Cảnh sát cử hẳn hai sĩ quan đến làm việc với ông.

Một lần, Chris cảm thấy bối rối khi các thông tin đang tập trung vào những chiếc máy bay. Ông điền tất cả những thông tin đó vào một cuốn sổ tay luôn để cạnh giường, trong đó có các từ: Máy bay, kết thúc, chết, đến sân bay trên đường về nhà, bổ nhào. Chris kể cho một thám tử địa phương về những giấc mơ máy bay và nói rằng: "Tôi nghĩ là sắp có một vụ máy bay rơi và mọi người sẽ chết. Tôi không biết chính xác là bao nhiêu nhưng tôi có số 93. Máy bay sẽ lao vào một cái kho và tôi nghĩ việc này sẽ xảy ra vào ngày lễ Tình yêu (14/2). Những người ở trên máy bay là người châu Á. Có những vấn đề liên quan đến hoá chất".

Sự việc xảy ra chính xác là vào ngày 15/2. Một máy bay của hãng Hàng không Ấn Độ lao xuống một cái kho trong một sân gôn, làm 93 người chết. Máy bay phát nổ trên phần đất của thành phố Bhopal, Ấn Độ, nơi xảy ra các vụ nổ hoá chất vào cuối những năm 1970 khiến nhiều người bị thiệt mạng và cư dân thành phố này còn bị ảnh hưởng sức khoẻ lâu dài.

4. Thoát chết trong gang tấc

Một lần khác Chris mơ thấy mình đang ngồi trên máy bay bỗng thân máy bay mở ra và một phi công bị hút ra khỏi máy bay. Sáng hôm sau ông gọi điện cho Liz Philip, nữ phóng viên báo Daily Star kể cho cô nghe chuyện đó. "Sự việc xảy ra ở đâu?" Liz hỏi- "Tôi không biết. Nhưng máy bay hạ cánh ở Southamton".

Đúng hôm đó, một máy bay của hãng British Airways vừa rời khỏi sân bay Birmingham thì cửa buồng lái bật mở hút viên phi công cơ trưởng ra khỏi ghế ngồi. Nam tiế‌p viê‌n Nigel Ogden nhanh tay nắm lấy cẳng chân của viên phi công và giữ anh này ở trong một tư thế tuyệt vọng cho đến khi các tiế‌p viê‌n hàng không khác đến cứu. Họ đã bị treo lơ lửng trong 18 phút trước khi viên phi công phụ cho hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Southamton.

Câu chuyện này được báo chí đăng tải và Chris trở nên rất nổi tiếng ở nước Anh. Đó cũng là một trong những minh chứng hùng hồn cho khả năng kỳ diệu của ông.

5. Thử nghiệm khả năng

Tiến sĩ Richard Wiseman ở đại học Hertfortshire và nhà nghiên cứu Sadie Holland muốn thử nghiệm khả năng của Chris. Trong thử nghiệm này, bốn nhà ngoại cảm sẽ nói về xuất xứ và lịch sử của những vật mà họ không được biết trước. Duy nhất tiến sĩ Wiseman biết trước các vật đó.

Họ có 3 mẫu vật và Chris đề nghị cho chúng vào 3 cái hộp được đánh dấu A, B, C ở ngoài. Ông nói với bà Sadie: "Tôi sẽ hỏi các linh hồn những câu hỏi về hộp A vào thứ Sáu, hộp B vào thứ Bảy và hộp C vào chủ nhật. Tôi có thể gửi các thông tin thu được qua các giấc mơ cho bà bằng điện tín để bà so sánh với xuất xứ của chúng".

Đêm đầu tiên giấc mơ của Chris rất lộn xộn, nhưng khi tỉnh giấc ông biết có một phụ nữ bị sát hại. Cô ta biết hung thủ và đã bị giết bằng một khẩu súng ngắn, ngoài ra thì không có gì cụ thể.

Đêm thứ hai tốt hơn. Chris được thanh tra cảnh sát Keith BlakeLock, người đã bị giết trong vụ nổi loạn Tottemham của Luân Đôn năm 1985 viếng thăm. Ông thanh tra kể cho Chris nghe vụ 2 cảnh sát bị giết, một người là ông ta và người kia có liên quan đến vật thứ hai trong hộp B, Blake bị giết do vết thương ở đầu gây ra bởi súng ngắn.

Đêm thứ ba Chris chứng kiến cảnh một phụ nữ chuẩn bị một chai sữa cho một đứa bé. Nữ cảnh sát Yvonne Fletcher, bị giết năm 1984, xuất hiện bên cạnh ông và nói các từ mà ông đã ghi vào nhật ký: "Để những ngón tay xa ra - sôi sùng sục - tắt lò sưởi".

Chris thấy mình đang đứng trong một căn hộ ở Luân Đôn. Căn phòng bốc cháy và cú sốc này làm ông tỉnh giấc.

Vào ngày 13/9, bốn nhà ngoại cảm, một ê kíp truyền hình và tiến sĩ Richard Wiseman tập trung trong phòng thí nghiệm của tiến sĩ. Chris giật mình: Các vật đã được bày lên mặt bàn chứ không cho vào hộp và đánh dấu như ông yêu cầu.

"Các ông có thể cho các vật đó vào hộp và đánh dấu như tôi đã đề nghị không?" Chris yêu cầu. Tiến sĩ Wiseman có vẻ bối rối, "Được thôi", ông thở dài và yêu cầu một sinh viên đánh dấu A, B, C lên các vật đó.

Chris ngồi xuống trước cái bàn và nhặt vật A lên, một cái giày phụ nữ. Ông kể cho truyền hình nghe về giấc mơ và nghĩ rằng cái giày đó là của một phụ nữ đã bị bắn.

Vật B là một bộ phận của viên đạn được bắn ra từ súng, không có vỏ đạn. Ông nói với truyền hình về cuộc gặp gỡ với Blakelock và ông cho rằng vật này liên quan tới kẻ sát hại viên thanh tra cảnh sát.

Vật C là một cái khăn len màu đỏ. Khi nhặt nó lên, ông thấy luồng linh cảm loé sáng. Ngay sau khi chiếc khăn nằm trong tay ông, ông có thể trông thấy một phụ nữ bị bó‌p c‌ổ. Ông quàng chiếc khăn quanh cổ mình và lúc đó ông thấy những chai sữa. Theo ý của ông thì chiếc khăn đã được dùng như một vũ khí giết người, và rằng kẻ thủ ác bằng cách nào đó có liên quan đến sữa.

Những vật này đều của Bảo tàng Cảnh sát Esse‌ּx. Chiếc giày là của Camille Cecile Holland, một phụ nữ 57 tuổi bị bắn chết bởi chính chồng mình trong một trang trại hẻo lánh. Bà này bị mất tích 4 năm cho đến khi người ta tìm thấy xác ở nông trại. Bà được nhận dạng nhờ đôi giày và kẻ giết bà bị tre‌o c‌ổ với sự chứng kiến của một người thợ giầy ở Luân Đôn, chính là người đã đóng những chiếc giày trong vụ án mạng.

Viên đạn chính là vật đã giết chết thanh tra cảnh sát Geogre Gutteridge ở StapleFord Abbots vào tháng 9/1927. Ông này bị bắn vào đầu bởi Frederick Browne, kẻ sau đó đã bị bắt cùng với khẩu súng. Vụ việc đã được làm sáng tỏ với bằng chứng từ đường đạn, cách chứng minh lần đầu được dùng trong một vụ xét xử ở nước Anh, giống như vụ giết thanh tra Gutteridge.

Chiếc khăn quàng được sử dụng trong một vụ giết người gần đây. Tên của nạn nhân không được tiết lộ, nhưng cô bị giết bởi người bán sữa cho cô ta trong một cuộc cãi vã về giá sữa. Tên này đã báo cho cảnh sát về việc hắn tìm thấy xác chết trên đường đi bán sữa nhằm cố gắng che giấu âm mưu thủ ác. Cuối cùng hắn cũng phải nhận tội nhưng lại khai rằng đó là vụ giết người do sơ ý, và rằng nạn nhân đã bị tre‌o c‌ổ bằng chiếc khăn quàng khi hắn cố gắng chụp lấy nhằm ngăn không cho cô ấy chết.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật