“Lục tà” của giới giang hồ Sóc Trăng

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thuở khai hoang lập ấp, người Kh’mer vùng đồng bằng sông Cửu Long thường mượn oai danh một nhân vật để trấn áp cướp, thậm chí cả ma quỉ, thú dữ. Nhân vật uy quyền ấy được gọi là lục tà. Người Kinh dịch nghĩa nôm na là thánh sống - không sát nghĩa lắm nhưng cũng toát lên được một phần ý ngưỡng mộ, tôn sùng. Bây giờ, hai từ “lục tà“ ấy lại được người Kh’mer Sóc Trăng dùng để gọi một cán bộ công an mà họ yêu mến, kính trọng - Bảy Trường, tức Thượng tá Đoàn Xuân Trường.
“Lục tà” của giới giang hồ Sóc Trăng
Đồng chí Bảy Trường nhận Huy chương Vì an Ninh tổ quốc khi mang hàm Trung tá.

nhiễm máu Hình Sự từ vụ án đầu tiên

Đoàn Xuân Trường sinh năm 1956, trong một gia đình thuần nông ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang,  vùng ven ô của TP Cần Thơ. Năm 1974, quê anh đã được giải phóng và trở thành căn cứ bàn đạp của cách mạng. Đang học dang dở lớp đệ thất (tương đương lớp 6 phổ thông bây giờ) ở Vĩnh Long, anh được cha gọi về tham gia làm liên lạc viên cho chính quyền cách mạng vùng giải phóng. Đất nước thống nhất, anh tiếp tục tham gia công tác cho chính quyền cách mạng. Năm 1977, vì gia cảnh anh xin nghỉ việc để giúp gia đình...

Năm 1980, Công an tỉnh Hậu Giang (bao gồm Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang bây giờ) mở đợt tuyển công an viên. Anh nộp đơn và trúng tuyển, được biên chế vào tổ trinh sát Hình Sự của đội trọng án Công an tỉnh. Anh tiếp tục học bổ túc văn hóa rồi tốt nghiệp Đại học Luật.

Anh vào ngành được vài tháng thì ở xã Phú Hữu, quê anh xảy một loạt vụ cướp gây chấn động dư luận. Bọn cướp rất hung hãn, táo bạo và manh động. Thậm chí  khi lực lượng trọng án đang được tung xuống địa bàn để điều tra, bọn chúng vẫn tiếp tục sử dụng súng AK xông vào nhà một người thân của đồng chí Phạm Hùng (lúc ấy là Bộ trưởng Bộ Nội vụ) khống chế cướp tài sản. Hành động của chúng giống như một lời thách thức dành cho Lực lượng Công an địa phương. Trách nhiệm và danh dự đang đè nặng trên vai của Lực lượng Công an chứ không chỉ riêng đội trọng án. Nếu không nhanh chóng phá vỡ băng cướp manh động này thì lòng tin của quần chúng sẽ giảm sút. Thấm điều đó, sau giờ làm việc hàng ngày, Trường bỏ nhiều thời gian la cà quanh vùng để quyết tìm ra manh mối băng cướp.

Khi mọi thông tin đang tưởng chừng như bế tắc thì một vụ cướp táo bạo khác lại xảy ra. Băng cướp đã xông vào một nhà dân khống chế cả gia đình nạn nhân, trói gô lại. Chúng dùng mái tóc dài của bà N trói hai chân bó gối lại. Sau đó chúng thay nhau cưỡ‌ּng hiế‌ּp người con dâu ngay trước mặt con trai ruột của bà. Thực hiện xong hành vi bỉ ổi, một tên còn gõ nòng súng vào đầu anh chồng hỏi: "Xem có tức không?". Lời khai báo của người chồng như lưỡi dao cứa vào lòng Bảy Trường và toàn bộ anh em Đội trọng án.

Thời điểm này, tại địa phương có một đơn vị bộ đội đóng quân. Căn cứ vào lời khai của các nạn nhân, Đội trọng án đặt nghi vấn về nguồn gốc của các khẩu súng AK nên đề xuất với cấp trên khoanh vùng điều tra đơn vị này. Bảy Trường không tin những anh bộ đội có thể làm những chuyện bất nhân như thế. Anh tiếp tục dò la thông tin từ người dân.

Từ một nguồn tin, anh phát hiện có hai người đàn ông tên Chiếu và Phát đang chia tiền tại một lò gạch. Ngay lập tức, không kịp báo cho đồng đội hỗ trợ, anh một mình tiếp cận.  Cả hai đều khai đó là số tiền vừa ăn bài. Linh cảm cho Bảy Trường biết đó là lời khai gian. Anh tuyên bố bắt giam 2 đối tượng này về tội đánh bạc để điều tra thêm. Khi khám xét nhà Phát, anh phát hiện có một chiếc túi xách in dòng chữ "Chào mừng đại biểu dự đại hội…". Một kẻ vô công rồi nghề như Phát thì không thể có được chiếc túi xách này. Nhiều khả  năng, đó là tài sản  cướp được. Tích cực điều tra, chỉ một ngày sau, Phát đã thừa nhận mình là thành viên của băng cướp và Chiếu chính là kẻ đầu sỏ. Đến lúc đó, Đội trọng án mới nhận ra Chiếu chính là Tám Chiếu - một tướng cướp nổi tiếng ở Cần Thơ từ trước năm 1975. Cả băng cướp hơn 20 tên lần lượt bị bắt.

Sau vụ Tám Chiếu, Bảy Trường cùng đồng đội tiếp tục phá thêm  nhiều vụ  án  nghiêm trọng khác. Đội trọng án Công an Hậu Giang được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Bảy Trường được tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng III.

Hàng ngày, sau giờ làm việc, anh Bảy Trường trở thành nông dân chăm sóc 20 công vườn cam cho vợ con.

Cái uy trấn áp tội phạm

Sau trận phá băng cướp Tám Chiếu, Bảy Trường phát hiện ra mình có năng khiếu bẩm sinh với cái nghề Hình Sự,  trở nên say nghề. Hàng trăm vụ án cướp, giết, hiế‌p bí ẩn xảy ra trong phạm vi trách nhiệm đều được anh giải mã, làm sáng tỏ, buộc hung thủ phải trả nợ sòng phẳng  tội lỗi.

Năm 1992, tỉnh Sóc Trăng được tách khỏi tỉnh Hậu Giang. Anh được điều chuyển về Sóc Trăng giữ cương vị Đội trưởng Đội điều tra án Hình Sự. Anh trở thành nỗi ám ảnh của giới giang hồ Sóc Trăng. Đi  sâu đi sát, nắm vững và sử  dụng nghiệp vụ một cách linh hoạt, anh nắm rõ chân tướng, thói quen hành vi của từng đối tượng, từng băng nhóm giang hồ có số má ở địa phương. Chỉ cần bọn chúng "trở mình" là anh biết và có biện pháp ngăn chặn ngay.

Năm 1994, anh được bổ nhiệm Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng. Hàng chục tay anh chị giang hồ hết đất sống đành phải "dạt địa", "mai danh, ẩn tích" hoặc hoàn lương. Một số ương ngạnh đều bị hầu tòa, xộ khám. Tình hình an ninh trật tự trở nên trầm lắng, bình yên. Suốt thời gian này, án xảy ra hầu hết đều do bộc phát chứ không còn mang tính có tổ chức.

Năm 2007, bất ngờ Bảy Trường được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Kỹ thuật Hình Sự. Nghe tin này, Út Mập - một đại ca giang hồ có số má - mổ heo quy tụ đàn em lại ăn tiệc lớn. Út Mập mở tiệc không phải để chúc mừng Bảy Trường nhận chức vụ mới mà là ăn mừng khắc tinh của chúng không còn trách nhiệm trấn áp tội phạm nữa. Trước khi nhập tiệc, Út Mập nâng cốc rượu ngang trán tuyên bố: "Ly thứ nhất tống tiễn Bảy Trường đi làm công việc mổ xác chết. Bấy lâu nay, Út này gác kiếm quy ẩn giang hồ. Nhiều anh em tưởng Út này đã chết. Đừng tưởng cọp ngủ là cọp chết. Ly này, Út tuyên bố chính thức trở lại chốn giang hồ".

Sau bữa tiệc, Út Mập cho đàn em khởi động lại đường dây cho vay lãi nặng và tổ chức đá gà, đánh bạc quy mô. Riêng đường dây mạ‌ּi dâ‌ּm, hắn giao cho cô vợ bé là Tí Nị điều hành. Đàn em thân tín của Út Mập hơn 20 tên nghiện m‌a tú‌y được rải đều khắp Sóc Trăng sẵn sàng đâm chém để tạo thanh thế giành giật lãnh địa. Sau 3 năm, hàng trăm tên tội phạm ngóc đầu dậy hoành hành. Trong số đó, ngoài Út Mập còn có Lý Tiền, Tùng Ba Thay...

Đầu năm 2010, Bảy Trường được điều trở lại làm Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Trưởng phòng Hình Sự. Ngay lập tức, Út Mập bị bắt về tội tổ chức đánh bạc, "hưởng" 4 năm tù. Các đại ca giang hồ khác tự giải tán băng nhóm rồi đi làm thuê lương thiện.

Không những giang hồ Sóc Trăng kiêng mặt Bảy Trường mà đám giang hồ ở Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu cũng trở nên hiền hậu khi nghe đến tên anh. S. "mập", L. "đại tá" là đại ca ở Cần Thơ tự tìm gặp anh và hứa: "Chú yên tâm. Con có quậy thì cũng chừa địa bàn quản lý của chú ra".

Đầu năm 2011, Bảy Trường được điều chuyển về làm Trưởng Công an thành phố Sóc Trăng. Ngay lập tức các băng nhóm ở một số huyện như Thạnh Trị, Trần Đề ngóc đầu dậy. Ban giám đốc Công an tỉnh phải chỉ thị cho anh ngay lập tức tổ chức "lấn địa bàn" đánh gục các đối tượng này. Việc làm này khiến một số người bất bình vì anh "vuốt mặt không nể mũi". Anh bình thản: "Cái gì có lợi cho dân, có ích cho ngành là làm. Sai với một vài người nhưng đúng với dân và ngành thì tui… chơi tới bến".

Kỳ án Mỹ Tú

Kể từ ngày về Sóc Trăng "làm Hình Sự" đến nay, Bảy Trường đã trực tiếp phá hơn 10 trong tổng số hơn 20 vụ án giết người thuộc  dạng "án mờ". Nổi bật phải kể đến Chuyên án CA02/2000 điều tra vụ giết người hiế‌ּp dâ‌ּm xảy ra ở xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú.

Một ngày đầu năm 2000, Lực lượng Công an nhận được tin báo của quần chúng cho biết có một th‌i th‌ể nữ lõ‌ּa th‌ּể bị vùi dưới mương nước. nạn nhân là cô A. sinh sống ở địa phương bị hiế‌ּp dâ‌ּm cùng thời điểm chết. Cô A. sống độc thân và có quan hệ tình cảm với anh Sáu Đ. đã có vợ và là láng giềng với cô A. Thế là anh Sáu Đ. được đưa vào diện nghi vấn số 1.

Sáu Đ. được mời đến Cơ quan điều tra. Điều lạ là Sáu Đ. cứ thừa nhận mình là hung thủ giết cô gái nhưng không nêu được lý do giết. Kết quả giám định ADN cho biết tinh dịch trong người t‌ử th‌i là của chính Sáu Đ. Đ. và A. đều yêu nhau và đã từng quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc trước đó nhiều lần thì không lý do gì khiến  Đ. phải giết cô A. Tuy  nhiên Đ. vẫn khai, sau khi quan hệ xác thịt xong thì anh ta bó‌p c‌ổ cô A đến chết. Thấy cô A. tắt thở, anh Đ. ra bờ mương sau nhà rửa ráy rồi kéo xác cô A ra mương nước cách hiện trường vài trăm mét vùi xuống để phi tang.

Trong lúc anh Đ, còn trong trại tạm giam thì ở gần hiện trường vụ án, người dân lại phát hiện một tử thi nữ mới chết cũng trong tình trạng lõ‌ּa th‌ּể và bị hiế‌ּp dâ‌ּm. Một thời gian sau, cũng nơi cụm dân cư đó, một t‌ử th‌i nữ lõ‌ּa th‌ּể khác lại xuất hiện. Lực lượng điều tra nhận thấy cả 3 nữ nạn nhân đều chết gần như cùng lúc với thời gian bị hiế‌ּp dâ‌ּm. Thời điểm xảy ra án đều khoảng nửa đêm. Cả 3 đều độc thân và không hề bị mất tài sản. Điều đó cho thấy, anh Đ, có thể không phải là hung thủ.

Vụ án được chuyển giao cho Bảy Trường chỉ huy phá án.

Xem xét hồ sơ, Bảy Trường nhận ra lời khai không hợp lý của Sáu Đ. Căn cứ vào lời khai "sau khi quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc xong, tui ra cái mương sau hè nhà rửa ráy", Bảy Trường đến tận hiện trường xem xét. Mương sau nhà nạn nhân hoàn toàn khô nước. Xem xét lại hình ảnh khám nghiệm t‌ử th‌i, Bảy Trường nhận thấy nơi cổ nạn nhân có vết hằn do một vật có cạnh chèn gây ngạt thở. Điều này khác với lời khai "dùng tay bó‌p c‌ổ đến chết" của Đ. Chỉ cần hai chi tiết đó, Bảy Trường đã loại Đ, ra khỏi diện nghi vấn. Vậy vì sao tin‌ּh dịc‌ּh của Sáu Đ, lại có trong người của nạn nhân đầu tiên và hung thủ là ai?

Nửa đêm, Bảy Trường đi một mình xuống từng hiện trường phát hiện xác của 3 nạn nhân. Trên đoạn đường đó, anh phát hiện ra một chiếc len (cuốc to bản) xúc đất. Nhớ ra dấu vết trên cổ của nạn nhân đầu tiên anh đem chiếc len về đưa giám định kỹ thuật. Kết quả cho thấy chính là vật chèn lên cổ cô A.

Chủ nhân chiếc len là Cao Văn R. được gọi tới trụ sở Công an. Chỉ sau vài câu chào hỏi, chủ nhân chiếc len  đã phải thừa nhận chính mình là hung thủ. Thì ra, Cao Văn R. có họ hàng với nạn nhân đầu tiên. Do tranh giành đất đai, R. nuôi lòng thù hận cô A. Đêm đó, khi anh Sáu Đ đến nhà cô A., R. đã rình mò bên ngoài để xem hai người quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc. Khi Sáu Đ. ra về, cô A. nằm lõ‌ּa th‌ּể ngủ. R. xông vào dùng chiếc len chèn ngang cổ cô A. đến chết rồi cưỡng hiế‌p. Sáu Đ. bị bắt khiến R. càng tin hành vi của mình không ai phát hiện. Như kẻ bệnh hoạn, R. tiếp tục giết và hiế‌p tiếp 2 phụ nữ đơn thân cùng địa phương.

Vụ án sáng tỏ, anh Đ. thoát tội dù luôn nhận mình là hung thủ. Anh nhận tội chỉ vì quá T.Tâm, muốn… chết theo người yêu.

Tên R., đã nhận tội giết và hiế‌p chị A. R. lãnh án t‌ử hìn‌h.

Suốt 21 năm vận sắc phục Công an, Bảy Trường được tặng 1 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng III, 1 Huy chương Kháng chiến hạng II, 1 Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng I, 1 Huy chương Vì An ninh Tổ quốc, 17 danh hiệu Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ quyết thắng và gần 60 bằng khen, giấy khen các loại. Hiện nay, anh mang hàm Thượng tá, Trưởng Công an thành phố Sóc Trăng.

Điều anh tâm đắc nhất là, người dân địa bàn Sóc Trăng sống an bình trong môi trường giảm thiểu tối đa các loại tội phạm. Để có được điều đó, anh đã phải thức trắng rất nhiều đêm trước nhiều chồng hồ sơ mà chính anh cũng không nhớ nổi số lượng và vụ việc cụ thể. Cùng đồng đội anh đã góp phần khắc họa rõ nét chân dung "vì dân phục vụ" của người công an vào tâm khảm quần chúng

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật