Được “cởi trói”, ngành Y tế sẽ tăng tốc

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“2008 vấn đề xã hội hoá ngành y tế sẽ bắt đầu được áp dụng một cách toàn diện. Đối tượng hưởng lợi sẽ không chỉ là người giàu”.
Được “cởi trói”, ngành Y tế sẽ tăng tốc
Ảnh minh họa

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu (ảnh) cho biết trong cuộc trò chuyện với phóng viên Phóng viên trong những ngày đầu năm mới.

Mới đây, nhiều “rào cản” đối với xã hội hoá ngành Y tế (liên quan đến đất đai, tín dụng, thuế, …) vừa được Chính phủ đồng ý dỡ bỏ. Vậy ngay từ đầu 2008 này, Bộ Y tế đã dự liệu những quyết sách gì thể hiện sự nắm bắt thời cơ kịp thời? 

Vừa qua, Quốc hội đã ghi nghị trình xem xét, thông qua 3 bộ luật về khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế, vệ sinh - an toàn thực phẩm cùng với chương trình hoàn thiện nhiều luật khác. Đây là những khơi thông hành lang pháp lý quan trọng giúp ngành Y tế phát triển thuận lợi. Sau khi luật được ban hành, đương nhiên có cả loạt công việc phải làm, (ban hành các văn bản dưới luật; chấn chỉnh tổ chức bộ máy; phổ biến, tập huấn cán bộ, v.v.), để nhanh chóng triển khai thi hành luật.

Để kịp nắm bắt thời cơ, Bộ cũng đang rốt ráo bắt tay làm ngay công tác xây dựng mở rộng một số bệnh viện, (bệnh viện K TƯ, bệnh viện Nhi TƯ ...); sửa đổi những “vết cộm” trong thực hiện BHYT; chấn chỉnh, tăng cường bộ máy quản lý vệ sinh – an toàn thực phẩm; phối hợp với Bộ Tài chính, chuẩn bị phát hành công trái Y tế với qui mô 4.000 tỉ đồng.

Đối với các dự án hợp tác quốc tế, Bộ cũng đã chuẩn bị chương trình hành động để giải ngân đúng tiến độ.

Mô hình dịch vụ tế chất lượng cao đang được Bộ Y tế chuẩn bị triển khai. Vậy tính ưu việt của mô hình này là…?

Đây là mô hình đáp ứng nhu cầu đặc biệt của lớp người có thu nhập cao. Mỗi năm từ trong nước có khoảng 20 – 30.000 người ra nước ngoài chữa bệnh, tiêu tốn 500 triệu đến 1 tỷ USD, tương đương với 1/2 kim ngạch xuất khẩu của Thủ đô Hà Nội. Trong khi đó, nếu đem so sánh thì trình độ chuyên môn của đội ngũ thầy thuốc Việt Nam không hề thua kém so với một số nước trong khu vực. Trang thiết bị kỹ thuật cũng đã được đổi mới, cập nhật hiện đại. Vấn đề còn tồn tại chỉ là tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ.

Nếu hoàn chỉnh tốt khâu này, ngành y hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của những người có thu nhập cao và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nó cũng tạo cơ sở thực tiễn để ứng dụng công nghệ cao, thực hiện những sáng tạo, phát minh khoa học kỹ thuật tiên tiến tạo đà phát triển cho nền y học nước nhà.

Chính sách viện phí mới đang được đưa ra lấy ý kiến nhân dân. Đối tượng nào được hưởng lợi từ đổi mới này thưa Bộ trưởng?

Chính sách này đi theo hướng tăng cường, đảm bảo xã hội, chi nhiều hơn, nhưng không chi “bao cấp” cơ sở cung ứng dịch vụ, mà tập trung chi trực tiếp cho người hưởng dịch vụ.

Cụ thể, phía cung cấp dịch vụ y tế (bệnh viện) phải thu đúng/đủ nhằm bảo đảm cho bệnh viện vận hành bình thường như một doanh nghiệp (có lợi nhuận hoặc tổ chức phi lợi nhuận). Phía người sử dụng dịch vụ y tế hay bệnh nhân, phải trả đúng/đủ, để biết rõ mình đã tiêu tốn thực sự ngần ấy cho khám chữa bệnh.

Tuy nhiên, chỗ khác với dịch vụ mua bán hàng hoá là cả hai bên đều thông qua hệ thống Bảo hiểm Y tế, giảm thấp tối thiểu mọi hình thức thu chi trực tiếp.

Trong quá trình phát hành Bảo hiểm Y tế, nhóm đối tượng thuộc diện chính sách, người nghèo, trẻ dưới 6 tuổi, lớp người tuổi đặc biệt cao, học sinh/sinh viên, những nạn nhân rủi ro cơ nhỡ… sẽ được giảm hoặc miễn miễn phí. Nguồn kinh bù đắp sẽ được lấy được lấy từ ngân sách, phần khác do vận động xã hội từ thiện.

Năm 2007, Ngành dân số Việt Nam đã không hoàn thành mục tiêu giảm sinh theo kế hoạch, sự mất cân bằng giới tính trẻ sơ sinh bắt đầu diễn ra, tỉ lệ nạo hút thai cao ở lứa tuổi vị thành niên còn rất cao. Ý kiến của ông về những vấn đề này?

Quả thực tâm lý thúc đẩy sinh con vào năm “heo vàng” đã làm tỉ lệ gia đình sinh con thứ ba nhiều hơn, ảnh hưởng đến quyết tâm giảm sinh của ngành dân số. Trên thực tế là dù không đạt kế hoạch nhưng mức sinh cả nước năm 2007 vẫn thấp hơn so với 2006. Tuy nhiên, đây là vấn đề không thể chủ quan, ở những nơi mức sinh tăng trở lại, tỉ lệ sinh con thứ ba cao, cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có giải pháp thích hợp.

Về vấn đề nạo hút thai, đặc biệt trong lứa tuổi vị thành niên, đây thực sự là một nỗi đau của của xã hội. Nó có nguồn gốc sâu xa từ sự thay đổi lối sống, đô thị hoá, sự xâm lấn của nhiều nền văn hoá ngoại quốc...

Hiện nay, giải pháp được Bộ Y tế đưa ra đối với vấn đề này là tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông, nâng cao các dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ, nhấn mạnh yêu cầu bảo vệ sức khoẻ sinh sản lành mạnh. Tuy nhiên, để giải quyết tận triệt để vấn đề này, cần có sự vào cuộc của nhiều ban ngành khác, trong đó có sự giáo dục, quan tâm chặt chẽ hơn nữa của gia đình và nhà trường.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật