Tuần lộc - tài xế dễ thương của ông già Noel

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Truyền thuyết kể rằng những chú tuần lộc vẫn hay kéo xe cho ông Santa thì gồm những chú: Dasher, Dancer, Prancer, Vixen, Comet, Cupid, Donder, Blitzen và dĩ nhiên là cả Rudolph. Trong đó Rudolph là chú tuần lộc cái, đầu đàn, có chiếc mũi đỏ có khả năng phát sáng rất kỳ diệu.
Tuần lộc - tài xế dễ thương của ông già Noel
Tuần lộc là loài hươu lớn sống ở Bắc Cực, Bắc Mỹ, một số khu vực ở phía bắc châu Âu và châu Á. Cả giống đực và giống cái của loài này đều có sừng. Kích thước của trọng lượng của

Tuần lộc có một cặp sừng dài, nhiều nhánh, mọc lộn xộn không quy tắc. Nó còn có 4 chân guốc tuyệt vời, khác hẳn với các giống hươu khác: 4 ngón chân guốc của mỗi chân đều có "giầy" sừng lồng vào. Hai bên cạnh "giầy" rất dài, có thể trực tiếp tiếp xúc với mặt đất. Sừng lồng vào ngón giữa rất rộng, cong như lưỡi cuốc khi chúng đi trên đất bùn hoặc tuyết xốp, các ngón tõe ra làm thành một loại "giầy trượt tuyết", đồng thời cũng là công cụ bới tuyết rất khỏe. 4 chân linh hoạt và khỏe mạnh với 4 guốc chân to cứng đào tuyết sau xuống khoảng 1m để tìm thức ăn.

Các bạn có biết thức ăn của chúng là gì không? Chúng chỉ ăn thực vật thôi và thức ăn chủ yếu của chúng là địa y và rêu. Nó cũng ăn lá liễu, cỏ và nấm tươi.

Chúng không những là công cụ vận chuyển tốt trên tuyết, mà còn cho người ta thịt, sữa, mỡ, lông da. Sừng của nó còn được dùng làm thuốc.

Bạn biết không, chúng có thể chạy với tốc độ 80 km/h. Khi phát hiện động vật săn mồi, tuần lộc sẽ phóng đi với cái đầu ngẩng cao và song song với mặt đất, còn đuôi của chúng sẽ dựng đứng lên. Khi bị đuổi, tuần lộc phi nước đại rất nhanh.

Tuần lộc còn là loài di chuyển xa nhất trong số những động vật có v‌ú sống trên cạn. Chúng có thể di chuyển tới gần 5.000 km mỗi năm.

Ông già Noel không bao giờ phải lo lắng về việc đàn tuần lộc sẽ đánh thức bọn trẻ khi ông phát quà. Tất nhiên, điều này không đúng với những con tuần lộc đeo chuông ở cổ.

Tuần lộc cái chỉ giao tiếp với đồng loại trong vài tháng đầu sau khi sinh con (vào mùa hè), trong khi những con đực chỉ cất tiếng kêu trong mùa giao phối (mùa thu). Những con đực có một túi khí lớn trong cổ, cho phép chúng phát ra những âm thanh khàn khàn để thu hút sự chú ý của con cái trong mùa giao phối. Tiếng kêu ấy cũng giúp tuần lộc đực ngăn chặn những đối thủ cạnh tranh. Đối với con cái, túi khí cho phép chúng giao tiếp với con, các con của chúng nhận ra mẹ dựa vào tiếng kêu.

Cuối mùa sinh sản vào đầu tháng 12, sừng của tuần lộc đực sẽ bị rụng. Ngược lại, sừng trên đầu tuần lộc cái vẫn tồn tại suốt mùa đông. Đó chính là lý do khiến ông già Noel chỉ chọn tuần lộc cái để kéo xe thui đấy các bạn ạ.

Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa: Tuần lộc đực mất tới 95% lượng mỡ dự trữ trong c‌ơ th‌ể nên chúng chỉ còn 5% mỡ khi tới dịp Giáng sinh. Trong khi đó, tuần lộc cái vẫn còn tới 50% lượng mỡ trong mùa đông. Lớp mỡ đóng vai trò quan trọng đối với việc giữ ấm c‌ơ th‌ể của tuần lộc. Do đó khả năng chịu rét của tuần lộc cái cao hơn hẳn cá thể đực trong dịp Giáng sinh. Các thử nghiệm cho thấy tuần lộc cái có thể chịu được nhiệt độ - 43 độ C.

Tuần lộc còn là loài vật chịu lạnh rất tốt nên chúng thoải mái sống trong vùng tuyết mà chẳng hề hấn gì. Nó còn có tài bơi lội nữa cơ. Mình nó phủ 2 lớp lông dày. Lớp lông ngoài là lông mao ống chứa đầy không khí vừa dài vừa tròn, lớp lông trong là lông nhung mềm mại và dày, giữa các lông nhung cũng bão hòa không khí. Lớp mỡ dưới da của tuần lộc cũng rất dày. Nhờ đó chúng sống thoải mái, không co ro giữa thế giới băng giá.

Tuần lộc dễ thương và hiền lành là thế, cặm cụi giúp ông già Noel đi phát quà cho trẻ em trên khắp thế giới nhưng lại bị đối xử tàn bạo. Một điều ít ai biết rằng, chính tại đất nước Phần Lan - quê hương của ông già tuyết, tuần lộc bị giết thịt và trở thành món ăn truyền thống của người dân nơi đây. Thịt tuần lộc chứa ít chất béo nên nó được xem là loại đặc sản ở vùng. Vào tháng 2, người dân thường phơi thịt tuần lộc đã ướp muối ngoài trời để ăn dần.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật