Trai nghèo Trung Quốc không dám yêu

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Khi nào anh mới chịu cho tôi một cô con dâu đây?“, là câu hỏi mà bố mẹ Xie Kaiqiang liên tục đặt ra cho anh. Xie ra thành phố làm việc đã 5 năm và vẫn độc thân.
Trai nghèo Trung Quốc không dám yêu
Một lao động nhập cư Trung Quốc ở Bắc Kinh ngồi nghỉ bên một gốc cây, bên cạnh là đồ đạc của anh ta. Ảnh: Panos.

Với mức lương 1.800 tệ (280 USD), Xie cảm thấy mình quá nghèo để có thể hẹn hò yêu đương bất kỳ cô gái nào.

"Trả tiền thuê nhà xong, tôi chả dành dụm được xu nào" chàng thanh niên 23 tuổi quê ở một ngôi làng nông thôn thuộc tỉnh Sơn Tây miền bắc Trung Quốc nói. Xie làm công việc của nhân viên địa chính ở một quận tại Bắc Kinh.

"Gái thành phố đều thực dụng, nên tôi chẳng dám mơ có cô nào đồng ý hẹn hò với một anh chàng nghèo đến mức không đủ tiền mời nàng ăn tối nhà hàng hay xem phim rạp", Xie tâm sự.

Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy những thanh niên như Xie đang là điển hình cho những người lao động nhập cư tại các thành phố lớn. Hơn một nửa số nam thanh niên nhập cư cho hay họ không đủ tự tin để bắt đầu một mối quan hệ với các cô gái, bởi ví không đủ dày. Theo kết quả khảo sát, mức lương hiện tại của các thanh niên này chỉ bằng 60% mức họ mong đợi một cách khiêm tốn.

Khảo sát do hội nghiên cứu văn hóa gia đình Trung Quốc, một thành viên của Liên hiệp Phụ nữ nước này, tiến hành trên 2.500 lao động ở 16 thành phố.

Tình trạng thanh niên lao động nhập cư khó kiếm vợ, theo khảo sát, là do số giờ làm việc quá nhiều trong khi tiền không đủ sống, khiến họ phải mang những trái tim cô đơn, trái với lẽ tự nhiên đối với những người đang ở tuổi thanh niên. Một số người may mắn hơn thì tìm được tình yêu và vợ/chồng của mình ngay ở nơi làm việc.

Nhưng với những người lập được gia đình rồi, khó khăn mới lại đến. Có tới 40% số người nhập cư có gia đình cho biết họ không đủ điều kiện sống chung với vợ/chồng, lý do thường thấy là một trong hai người phải trở về quê nuôi con. Nhiều trẻ em thậm chí chỉ được sống với ông bà bởi bố mẹ chúng phải quày quả ra thành phố kiếm ăn.

Zhi Zhi là mẹ của hai đứa trẻ và là lao động chính trong gia đình. Cô đã phải sống một thân một mình ở Bắc Kinh suốt 8 năm qua. "Tôi sinh cháu gái thứ hai năm ngoái, vài ngày sau sinh lại về Bắc Kinh", Zhi Zhi kể.

"Tôi cũng biết cho con ăn sữa mẹ là tốt nhất, nhưng tôi phải đi làm, nêu skhoong thì cả nhà lấy gì mà căn", người phụ nữ 31 tuổi làm nghề chạy bàn ở một quán ăn nói.

Các nhà nghiên cứu xã hội Trung Quốc đang yêu cầu chính phủ tạo điều kiện cho người nhập cư tiếp cận các dự án chính sách như nhà ở, trường học... Họ cũng đề nghị bỏ chế độ hộ khẩu để người ngoại tỉnh có được quyền như những người thường trú thành phố.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật