Bỏ xe máy để cưỡi ngựa?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thuế trước bạ ô tô được ngành thuế bật đèn xanh, có thể tăng trần tới 20%. Phí cấp mới biển số được Bộ Tài chính cho phép, sẽ tăng đến 20 triệu đồng. Nếu đề nghị này được thực hiện, muốn ra đường, nhất thiết chủ xe phải có tài khoản, và tài khoản đó phải có tối thiểu 20 triệu đồng.
Bỏ xe máy để cưỡi ngựa?
Muốn ra đường, chủ xe nguy cơ phải có tài khoản tối thiểu 20 triệu đồng.


Mấy hôm trước, LS Trần Hữu Huỳnh, Phó chủ tịch Phòng Thương mại- Công nghiệp Việt Nam (VCCI), dẫn hàng loạt những số liệu từ Âu sang Mỹ để khẳng định, với mức 20%, phí trước bạ chẳng những cao nhất thế giới mà còn gấp đến 10 lần phí trước bạ ở những nước giàu nhất thế giới.

Người đi ô tô có nỗi khổ của người đi ô tô. Đầu tiên là có đường để đi nhưng không có chỗ để đỗ. Giá một chiếc ô tô, cũng vào loại cao nhất thế giới. Để một chiếc ô tô có thể lăn trên đường, người dân Việt Nam phải nộp 83% thuế nhập khẩu; 50% thuế tiêu thụ đặc biệt; 10% thuế GTGT; 10-12% (và sắp tới là 20%) thuế trước bạ... Do đó, giá một chiếc xe ở Mỹ là 20.000 USD thì người Việt phải trả tới 65.000 USD. Chưa kể hàng loạt phí khác đã và đang được “bổ đầu xe”.

Dù thu nhập còn khiêm tốn, nhưng rất nhiều gia đình vẫn cố mua bằng được một chiếc ô tô. Rất đơn giản, bởi chính những “sóng thần”, những “chiến tranh”, những “thần chết nấp bên đường” dưới hình hài của những hố ga mất nắp hay thòng lọng dây điện, khiến chiếc ô tô khi ra đường, giống một tấm lá chắn thép hơn là một phương tiện biểu hiện sự khoe mẽ.

Năm 2003 cả nước có 675.000 ôtô và 11,38 triệu xe máy. Đến năm 2011, số ô tô tăng gấp 2,75 lần, xe máy tăng gấp 2,96 lần và lần lượt là hơn 1,85 triệu và 33,6 triệu. Nhưng sự gia tăng phương tiện không phải là một cái lỗi của người dân dù phương tiện gia tăng chính là một nguyên nhân gây ra ùn tắc. Mà đó là do không đáp ứng đủ những nhu cầu về hạ tầng cho sự phát triển.

Quy hoạch giao thông là một ví dụ. TS Khuất Việt Hùng, Phó viện trưởng viện Quy hoạch và Quản lý GTVT từng đưa "trường hợp Keangnam" ở Thủ đô ra làm ví dụ cho tầm nhìn ngắn trong quy hoạch giao thông. Khi Keangnam đi vào sử dụng, tất cả những tuyến vành đai xung quanh sẽ trở thành đường nội bộ của nó.

Ở TP HCM, năm 2010 xảy ra tới 54 vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút. Mức độ thiệt hại do ùn tắc mỗi năm khoảng 13.000 tỷ. Ở Hà Nội, 124 nút giao thông thường xuyên xảy ra ùn tắc. thiệt hại ước tính 27 tỷ đồng mỗi ngày.

Không oan tí nào khi ùn tắc giao thông được xem là vấn nạn. Chỉ có điều, để chống ùn tắc, lại chọn cách đánh thuế, tăng phạt nhằm vào dân. Bởi, với một loại thuế trước bạ cao nhất thế giới, và tới đây, có thể là khoản "ký cược 20 triệu" độc nhất vô nhị, người dân đang phải chịu hậu quả do những bất cập không phải mình gây ra.

Sẽ không thể vì thuế ô tô quá cao mà người dân phải đi xe máy. Bởi cũng không thể vì thuế, phí xe máy cao mà người ta buộc phải đi... ngựa, hoặc ngồi nhà. VCCI đã khẳng định: “Không thể sử dụng lệ phí trước bạ để tăng thu cho ngân sách”. Bởi theo LS Huỳnh: “Tăng phí trước bạ lên tới 20% chẳng những không hạn chế được ùn tắc, không điều tiết được thu nhập, mà còn gây khó khăn cho doanh nghiệp, cho người dân và tiếp tay cho lạm phát”
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật