Phòng chống HIV/AIDS: Cuộc chiến còn tiếp diễn...

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hơn 30 năm qua, kể từ khi bị các nhà khoa học “vạch mặt chỉ tên”, HIV vẫn “kiên trì” tấn công loài người. Ðến nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có báo cáo về sự xuất hiện và gia tăng của dịch. Và cũng có thể nói, không còn nhóm xã hội nào, lớp người nào chưa bị HIV “xâm nhập”.
Phòng chống HIV/AIDS: Cuộc chiến còn tiếp diễn...
Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ phát động Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2011 tại Nam Định.

HIV/AIDS - “một khủng hoảng toàn cầu”

Đến nay, dịch HIV/AIDS làm cho hơn 30 triệu người chết do AIDS, khoảng hơn 7.000 người nhiễm mới HIV mỗi ngày, gần 34 triệu người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống trên khắp hành tinh, 16 triệu trẻ em dưới 15 tuổi mồ côi do AIDS và với chi phí phòng, chống AIDS tăng từ 1,8 tỷ USD (đô la Mỹ)  năm 2001 lên tới 16 tỷ USD trong năm 2010… Tất cả những con số này cho thấy HIV/AIDS không chỉ còn là vấn đề sức khỏe hay vấn đề y tế đơn thuần. Theo nhận định của Liên hiệp quốc HIV/AIDS đang là một “khủng hoảng toàn cầu”, tạo ra “tình trạng khẩn cấp trên toàn cầu và là một trong những thách thức lớn nhất đối với sự tiến bộ, phát triển và ổn định xã hội trên phạm vi toàn thế giới”.

Tuyên bố Chính trị về phòng, chống HIV/AIDS mới được thông qua tại Hội nghị Cấp cao của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (tháng 06 năm 2011), với sự tham gia của những người đứng đầu Chính phủ và đại diện cấp cao của tất cả các quốc gia thành viên đã bày tỏ “sự lo ngại sâu sắc rằng, mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong ba thập kỷ qua kể từ khi trường hợp mắc AIDS đầu tiên được báo cáo, nhưng dịch HIV vẫn là một thảm họa chưa từng có của loài người, gây ra nỗi thống khổ to lớn cho các quốc gia, các cộng đồng và các gia đình trên toàn thế giới”. Có thể nói, trong lịch sử tồn tại và phát triển của nhân loại chưa có một dịch bệnh nào lây lan rộng và dai dẳng như HIV/AIDS.

Và ứng phó của nước ta

Ở Việt Nam, kể từ lần đầu tiên phát hiện ra người nhiễm HIV vào tháng 12 năm 1990, chúng ta đã đương đầu không ngưng nghỉ với dịch bệnh này. Và trong suốt 20 năm ấy, nhận thức được những nguy cơ và tác hại của HIV/AIDS, Đảng và Nhà nước ta đã sớm quan tâm đến công tác phòng, chống HIV/AIDS. Ngay từ năm 1987, cho dù chưa phát hiện được trường hợp nhiễm HIV nào, nhưng Bộ Y tế đã chủ động xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch HIV/AIDS và thành lập Nhóm nghiên cứu về HIV/AIDS. Vàm khi trường hợp nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam đã chính thức “tuyên chiến” với dịch bệnh này bằng việc thành lập Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (hiện nay là Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và Phòng, chống tệ nạn m‌a tú‌y mạ‌ּi dâ‌ּm) và từ đó hệ thống phòng, chống HIV/AIDS đã từng bước được hình thành và mở rộng từ trung ương đến cơ sở, làm “đầu mối” nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cho Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và Phòng, chống tệ nạn m‌a tú‌y, mạ‌ּi dâ‌ּm của các địa phương, đơn vị lập kế hoạch tổ chức triển khai và huy động lực lượng tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương, đơn vị mình.

Cùng với các cơ quan phòng, chống HIV/AIDS, mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên đồng đẳng cũng đã được tổ chức đến từng xã, phường, thôn, ấp, bản. Mạng lưới này, một mặt trực tiếp cung cấp thông tin và phương tiện hỗ trợ cho người dân, đặc biệt là những người có hành vi nguy cơ cao tự phòng tránh lây nhiễm HIV, mặt khác họ là cầu nối giữa người dân với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị nhiễm HIV/AIDS, đồng thời họ cũng trực tiếp thực hiện việc chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng.

Ở Việt Nam chưa từng có dịch bệnh nào lây lan rộng khắp và kéo dài như dịch HIV/AIDS. Ðảng và Nhà nước ta tiếp tục khẳng định HIV/AIDS vẫn là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai giống nòi dân tộc; HIV/AIDS đe dọa sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội của đất nước.

Hệ thống văn bản chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, văn bản quy phạm Pháp Luật và chính sách của Nhà nước được xây dựng và cơ bản đã được hoàn thiện, mà cao nhất là Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), tạo ra hành lang pháp lý quan trọng và môi trường thuận lợi cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, tạo sự thống nhất về ý chí và hành động trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, đơn vị; huy động được sự tham gia của toàn xã hội và của cộng đồng, bao gồm cả người nhiễm HIV và gia đình họ vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Chính phủ cũng đã ban hành và chỉ đạo thực hiện Chiến lược quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, với quan điểm tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của mọi người dân. Đến nay, có thể nói hầu hết các bộ, ban, ngành, đoàn thể, nhiều tổ chức xã hội và doanh nghiệp đã được huy động tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong phạm vi quản lý. Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, với nhiều mục tiêu, nội dung và giải pháp cụ thể nhằm đạt Mục tiêu Thiên niên kỷ về “kiềm chế, ngăn chặn và đẩy lùi dịch HIV/AIDS vào năm 2015” và hướng tới thực hiện mục tiêu chung dài hạn của Liên hợp quốc là “không còn người nhiễm mới HIV, không còn người t‌ử von‌g do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS” trên đất nước ta.

Trên thực tế, công tác phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai trên tất cả “các mặt trận” theo hướng “Tiếp cận toàn diện”, bao gồm các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi; Can thiệp giảm tác hại (cung cấp và hướng dẫn sử dụng ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu; Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch; Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phi‌ện bằng thuốc thay thế); Chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS; Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Chống kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS; Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện; Giám sát dịch tễ học và giám sát hành vi; Quản lý các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tìn‌ּh dụ‌ּc; Đảm bảo an toàn truyền máu; Nghiên cứu khoa học, đào tạo, nâng cao năng lực và hợp tác quốc tế; Giám sát, theo dõi và đánh giá, tổng kết, thi đua khen thưởng, tôn vinh các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trong phòng, chống HIV/AIDS…

Đồng thời với “Tiếp cận toàn diện”, công tác phòng, chống HIV/AIDS còn được triển khai theo hướng “Tiếp cận phổ cập”. Nghĩa là, một mặt chúng ta đã và sẽ tập trung mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động, các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS đến sát mọi người dân có nhu cầu. Mặt khác chúng ta cũng đã và đang tạo ra các điều kiện thuận lợi để vận động, hướng dẫn, hỗ trợ, đảm bảo cho mọi người dân có nhu cầu đều tiếp cận được kịp thời các dịch vụ này.

Để đảm bảo cho “cuộc chiến lâu dài” với HIV/AIDS trong điều kiện của một đất nước còn nhiều hạn chế về nguồn lực và sự trợ giúp quốc tế ngày càng suy giảm, chúng ta cũng đã quan tâm nhiều đến tính bền vững của các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thông qua việc huy động cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp; Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình, dự án phát triển, các phong trào, các cuộc vận động quần chúng; xã hội hóa một số dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS…

Có thể nói, trong suốt 20 năm qua, chúng ta đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của tất cả các lực lượng xã hội vào công tác phòng, chống HIV/AIDS. Việt Nam cũng đã nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng thành công hầu như tất cả các thực hành tốt nhất trong phòng, chống HIV/AIDS của thế giới và nhờ đó đã kiềm chế được sự lây lan của HIV ở mức dưới 0,3% dân số như mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 của Chính phủ đã xác định. Những thành công ấy của Việt Nam trong công tác phòng, chống HIV/AIDS đã được bạn bè quốc tế đánh giá cao và được Tổng Thư ký Liên hợp quốc ghi nhận như là một điểm sáng trong phòng, chống HIV/AIDS trên thế giới.

Cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn

Tuy nhiên, tất cả những nỗ lực ấy vẫn chưa đủ sức để ngăn chặn “sức tấn công” của HIV. dịch HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục lây lan trên đất nước ta, với gần 200 ngàn người nhiễm HIV/AIDS hiện đang còn sống, trên chục ngàn người nhiễm mới HIV mỗi năm; và hơn 75% số xã, phường; 98% số quận, huyện; 100% số tỉnh, thành phố báo cáo có người nhiễm HIV… Có thể nói, ở Việt Nam cũng chưa từng có dịch bệnh nào lây lan rộng khắp và kéo dài như dịch HIV/AIDS. Đảng và Nhà nước ta tiếp tục khẳng định HIV/AIDS vẫn là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai giống nòi dân tộc. HIV/AIDS đe dọa sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội của đất nước. Do đó, phòng, chống HIV/AIDS phải tiếp tục được coi là một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và phức tạp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, sự tham gia của toàn xã hội và của mỗi người dân. Và như vậy, cuộc chiến với HIV/AIDS vẫn còn tiếp diễn...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật