Phạt hành chính mức “khủng” chưa chắc kìm được vi phạm

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mức phạt tiền tối đa tăng 4 lần, từ 500 triệu đồng lên 2 tỷ đồng, là nội dung nhận nhiều phản hồi hơn cả trong dự án luật Xử phạt vi phạm hành chính. Dự luật được đưa ra thảo luận tại các đoàn đại biểu chiều 10/11.
Phạt hành chính mức “khủng” chưa chắc kìm được vi phạm
Một vụ thắp hương gây cháy liên hoàn nhiều tàu thuyền, thiệt hại 10 tỷ đồng ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

Đại biểu Nguyễn Văn Minh (TPHCM) lo ngại việc mức phạt cao khó áp dụng khi nhiều trường hợp vi phạm lấn chiếm lòng, hè đường có thể bị xử phạt đến 25 triệu đồng, không hy vọng gì có thể thu của mấy hàng trà đá. Trong khi đó, biết bao tay chơi ngông cuồng phóng xe sang, đua xe đẹp lại… khó bắt được để phạt.

“Rồi sẽ nảy sinh cả việc phạt tùy tiện, phạt lấy vì để báo cáo sếp nếu đụng chỗ quen biết, không quen thân lại phạt đến hết khung luôn cho… bõ. Quy định nâng mức phạt tiền thành ra tạo điều kiện cho cán bộ lạm quyền” - ông Minh cảnh báo.

Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Đình Quyền nêu thẳng quan điểm “không đồng tình việc đẩy mức xử phạt lên quá cao”. Theo ông Quyền, bên cạnh hình phạt chính còn có biện pháp buộc bồi thường thiệt hại. Cần cân đối giữa hai hình thức này.

Đại biểu cũng không tán thành quy định áp dụng mức phạt vi phạm cao gấp đôi ở các khu vực đặc thù như nội thành các đô thị lớn. Ông Quyền đặt câu hỏi, đưa ra nguyên tắc cơ quan hành pháp được quy định mức xử phạt cao gấp đôi mức phạt quy định trong luật, vậy sao không định luôn trong luật những trường hợp được áp dụng mức phạt gấp đôi này cho rõ ràng, minh bạch.

“Hình thức xử phạt không phải là “cứu cánh” để khắc phục một cách căn cơ đối với vi phạm Pháp Luật hành chính và tội phạm, mà phải áp dụng đồng bộ các biện pháp khác” - ông Quyền khuyến cáo.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị lại cho rằng, mức phạt tiền theo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đang áp dụng rõ ràng không đủ sức răn đe. Ông Nghị dẫn chứng ngay việc Hà Nội đang phạt công ty tổ chức biểu diễn đêm nhạc Chế Linh 15 triệu đồng vì những vi phạm của đơn vị này. Mức phạt đó chỉ bằng giá trị 10 vé hạng nhất bán ra. Vậy nên cứ phạt xong đơn vị này lại tiếp tục treo băng-rôn quảng cáo chương trình.

Tương tự, mức phạt áp dụng trong lĩnh vực trật tự xây dựng, xây nhà sai phép, cơ quan chức năng đến phạt 5 triệu đồng rồi cho tồn tại, chủ nhà còn… cảm ơn. Ông Nghị cho rằng trường hợp này phải cương quyết yêu cầu khôi phục lại tình trạng ban đầu.

“Tôi không ngại việc đụng chạm, quan hệ. Tôi đã nói với anh em, “quan hệ” từ TƯ trở lên tôi lo, bên dưới các đồng chí cứ xử lý. Chỉ cần giải thích mình chỉ yêu cầu chủ công trình thực hiện đúng như giấy phép xây dựng” - Bí thư Thành ủy kể chuyện “cắt ngọn” nhà 221-223 Bạch Mai, giấy phép không có xây đường hầm, chủ công trình vi phạm, dọa kiện khi bị xử găng. Ông Nghị cười: “Nói kiện, tôi còn bắt đào bỏ từ móng”.

Vấn đề mức phạt đặt ra, theo Bí thư Thành ủy không nằm ở vấn đề phạt quá cao. Ví dụ quy định xử phạt vi phạm về phòng cháy chữa cháy hiện đã đạt mức “trần” tới 400 triệu đồng. Nhưng với các hành vi nhỏ hơn như thắp hương trong chợ lại không biết xử phạt bao nhiêu. Ông Nghị đặt vấn đề, thắp hương mà phạt vài triệu đồng, có người sẽ bảo sao phạt nặng thế. Nhưng nếu người thắp hương gây cháy chợ, thiệt hại hàng chục tỷ đồng thì xử phạt đến 2 tỷ vẫn còn quá nhẹ.

“Tuyệt đại đa số chúng ta đều muốn làm những gì nhẹ nhàng, thoải mái cho công dân. Phạt nhiều hay ít tôi cho rằng chủ yếu căn cứ vào hậu quả gây ra, chứ không phải chỉ căn cứ vào lỗi cố ý hay vô ý”.

“Không nên nghĩ phạt nặng là không thương dân, mà là tạo cho họ thói quen văn minh lịch sự. Dân mình sang Singapore nhắc nhau vứt đầu mẩu thu‌ốc l‌á đúng nơi quy định, vì ở Sing hút thuốc không đúng nơi quy định cũng bị phạt nặng. Trong khi đó, ở Hà Nội lại có chuyện đổ mấy chục tấn bùn ngay trước cổng Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình. Họ căn giờ rồi, chỉ vài phút là thực hiện xong hành vi vi phạm. Nếu chỉ phạt 200 ngàn thì lần sau họ lại tiếp tục đổ” - Bí thư Thành ủy nêu những dẫn chứng điển hình.

Đồng tình với những phân tích của ông Nghị, đại biểu Đinh Xuân Thảo ủng hộ phương án “phạt mạnh tay”. Đó là xu hướng chung trong xây dựng luật vì qua khảo sát, ở đâu cũng chung đánh giá một trong những nguyên nhân khiến Pháp Luật không được tuân thủ là do thiếu chế tài hoặc chế tài nhẹ.

Tuy nhiên mức phạt, cách thức phạt theo ông Thảo, nên nghiên cứu xây dựng phù hợp với trừng địa phương, thậm chí mạnh dạn giao cho HĐND tỉnh quyết định. Mức phạt cụ thể, ông Thảo cho rằng quy định cứng trong luật cũng bất cập vì ngay cả yếu tố thực tế, thường trực như trượt giá cũng không thể hiện, đưa vào được.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật