90% bệnh nhân ung thư phổi do hít khói thu‌ốc l‌á

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo thống kê mới nhất của bệnh viện K (Hà Nội), ung thư phổi chiếm 20%, đứng đầu trong hàng trăm loại ung thư, trong đó hút thu‌ốc l‌á là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi, có đến 90% bệnh nhân ung thư phổi là do hít chất độc này vào người.
90% bệnh nhân ung thư phổi do hít khói thu‌ốc l‌á
Đa số các bệnh nhân ung thư phổi đã hút hơn 10 điếu thu‌ốc l‌á/ngày trong 20 năm

Thống kê trên cũng cho thấy, riêng tại khu vực Hà Nội, đa số các bệnh nhân ung thư phổi đã hút hơn 10 điếu thu‌ốc l‌á/ngày trong 20 năm. Số bệnh nhân còn lại bị ung thư phổi không hút thuốc nhưng đã hít phải một lượng đáng kể khói thu‌ốc l‌á của người khác hút.

Những công nhân tiếp xúc với bụi silic (trong quá trình luyện thép, niken, crôm, khí than) cũng có nguy cơ cao bị ung thư phổi và nguy cơ này sẽ tăng gấp nhiều lần nếu những người này đồng thời có hút thu‌ốc l‌á.

Theo các bác sĩ, triệu chứng hay gặp nhất của ung thư phổi là ho kéo dài, thở ngắn, ho có đờm lẫn máu, đau ngực…. Một thời gian sau bệnh nhân có thể gầy sút, mệt mỏi, thở nông, khản giọng, khó nuốt, đau xương, thở khò khè và tràn dịch màng phổi. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết, cũng có khoảng 13% bệnh nhân không biểu hiện bất cứ một triệu chứng nào khi khối u của họ được phát hiện.

Hiện đã có nhiều phương pháp điều trị ung thư phổi như đưa chất đồng vị phóng xạ vào phế quản, điều trị bằng tia xạ, laser, các thuốc hó‌a chấ‌t mới, những nghiên cứu sinh học phân tử cũng đang được tiến hành và đạt kết quả khá khả quan. Sau khi được chẩn đoán, điều trị có khoảng 10% bệnh nhân sống thêm được 5 năm.

Để phòng chống bệnh ung thư phổi, các chuyên gia khuyến cáo yếu tố quan trọng nhất là làm giảm số người hút thu‌ốc l‌á bởi lẽ, 90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan trực tiếp đến hút thu‌ốc l‌á và do vậy có thể phòng tránh được. Tỷ lệ chết giảm xuống rõ rệt ở bệnh ung thư phổi sau khi họ ngừng hút thu‌ốc l‌á. Bên cạnh đó cần cải thiện vệ sinh công nghiệp, tránh tiếp xúc với bụi silic.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật