Cha mẹ đồng loạt đưa con đi khám tay chân miệng

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Riêng trong ngày 27/9, có đến 2.000 bệnh nhân tới khám tại BV Nhi TƯ vì lo lắng bệnh tay chân miệng…
Cha mẹ đồng loạt đưa con đi khám tay chân miệng
Khám bệnh tay chân miệng tại bệnh viện Nhi Tư. Ảnh: T.L

Sau khi có thông tin về cháu bé 3 tuổi ở Trường Mầm non Ngọc Hà (Q.Ba Đình- Hà Nội) t‌ử von‌g do bệnh tay chân miệng và một số trường trên địa bàn Hà Nội có học sinh bị bệnh này, nhiều phụ huynh đã cho con nghỉ học. Riêng trong ngày 27/9 có đến 2.000 bệnh nhân tới khám tại BV Nhi TƯ vì lo lắng bệnh tay chân miệng…

Mẹ nghỉ việc cho con nghỉ học

Trường Mẫu giáo Bách Khoa, chiều 27/9 trong giờ đón trẻ nhưng vắng hơn bình thường. Với vẻ mặt lo lắng một phụ huynh ghé vào lớp con đang học vì sợ con bị lây. Chị này có ý định cho con nghỉ học vào ngày hôm sau, dù cô giáo trấn an hãy cho cháu đi học vì nhà trường đã khử khuẩn và vệ sinh sạch sẽ hằng ngày.

Cô Phạm Thị Hà, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Bách Khoa cho biết, từ hôm có thông tin nhà trường có 5 học sinh bị bệnh tay chân miệng (TCM) ngay hôm sau có 100 cháu nghỉ học.

Cách Trường Mẫu giáo Bách Khoa không xa là Trường Mầm non Bách Khoa, ngôi trường cũng bị ảnh hưởng do nhiều người nhầm trường này với Trường Mẫu giáo Bách Khoa. Tại bảng thông báo của nhà trường thì trường này cũng đã có một học sinh bị TCM và đang được nghỉ học. Để phòng chống dịch TCM, nhà trường đã vệ sinh hằng ngày bằng dung dịch Chloramin B ở khu vệ sinh để đảm bảo vệ sinh cho học sinh.

Cô Đỗ Thị Bích Vân, Hiệu trưởng Trường Mầm non số 5, phường Ngọc Hà, nơi có cháu bé t‌ử von‌g vì TCM cho biết, bình thường mỗi ngày nhà trường có khoảng 500 trẻ tới lớp, nhưng kể từ khi cháu H.T.B.N. là học sinh của trường t‌ử von‌g vì bệnh TCM thì số trẻ được gia đình đưa tới trường học giảm đột biến, có ngày chỉ còn hơn 50 em. Sau khi xảy ra sự việc, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã cử người đến phun khử khuẩn môi trường, vệ sinh toàn bộ lớp học, đồ chơi, đồ dùng của các bé, ngăn chặn bệnh lây lan. Đồng thời, tất cả học sinh còn lại đều được y tế dự phòng phường giám sát, đến nay, chưa phát hiện em nào có biểu hiện bệnh TCM. Số học sinh nghỉ học do bố mẹ quá lo lắng đã bắt đầu quay trở lại học bình thường.

Tuy nhiên, lo lắng của bố mẹ không phải vô căn cứ bởi đã có thông tin về việc một số trường mầm non có trẻ bị TCM nhưng nhà trường giấu thông tin, âm thầm cho học sinh nghỉ mà không công bố. Điều này sẽ nguy hiểm khi sự lây lan trên diện rộng.

Trường Mầm non số 5 Ngọc Hà, những ngày này vắng trẻ đến trường. Ảnh: Hải Tú

Muỗi đốt cũng đi khám

Theo báo cáo giám sát của các viện vệ sinh dịch tễ/Pasteur, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 57.055 trường hợp mắc TCM tại 61 địa phương, trong đó đã có 111 trường hợp tử vong tại 24 tỉnh, thành phố. Các trường hợp mắc và t‌ử von‌g do TCM chủ yếu tại khu vực miền Nam chiếm 69,8% số mắc và 89,2% số t‌ử von‌g của cả nước, tập trung ở các địa phương như: TP.HCM, Đồng Nai, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bến Tre, Long An...

V.Khánh

Theo BS. Cấn Phú Nhuận - Trưởng khoa Khám bệnh BV Nhi TƯ, mấy ngày qua BV Nhi TƯ đông nghịt người đến khám TCM. Cao điểm như ngày 26/9 có đến gần 2.000 bệnh nhân. Tuy nhiên, trong số đó nhiều trường hợp lo lắng quá nên đã xuất hiện những ca bệnh TCM giả. Nhiều trẻ bị viêm da, thậm chí bị muỗi đốt nhưng cha mẹ cũng hối hả giục bác sĩ khám ngay khiến bệnh viện quá tải.

Khi nhận chẩn đoán của bác sĩ về việc trẻ mắc bệnh TCM, nhiều ông bố bà mẹ lo đến nỗi mất ăn mất ngủ, trong khi không phải trẻ nào mắc bệnh TCM cũng chuyển thành thể nặng. Theo các bác sĩ nhi khoa, chủng Enterro Virus E71 TCM gây suy tim, viêm não cấp nhanh dẫn đến t‌ử von‌g nhưng 1.000 trường hợp mắc chỉ có hai trường hợp là nhiễm EnteroVirus E71. Trong nhiều bệnh nhân được đưa đến bệnh viện, khi xét nghiệm không có nhiều bệnh nhân mắc virus này nên các bậc phụ huynh không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, trong mọi sinh hoạt cần đề phòng để ngăn chặn dịch.

Hiện theo các bác sĩ, do môi trường bệnh viện đông bệnh nhân nên cần đề phòng việc lây chéo. Việc quá lo lắng của bố mẹ khi con không có triệu chứng nhưng vẫn đưa đến khám tại bệnh viện lại có thể vô tình làm con bị lây bệnh. Vì virus gây bệnh TCM là virus lây qua đường hô hấp. Theo BS Cấn Phú Nhuận khi trẻ bị sốt không nhất thiết phải đưa trẻ đến bệnh viện tuyến trên mà có thể khám ở các trung tâm y tế xã phường, các phòng khám đa khoa, vì ở cơ sở tuyến dưới các bác sĩ cũng có thể xử lý được để tránh quá tải cho bệnh viện tuyến trên cũng như tránh lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân.

Nên công khai khi có trẻ mắc tay chân miệng

5 trẻ bị TCM là do nhà trường báo cáo lên Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội để được giúp đỡ, khử khuẩn. Đó là trách nhiệm của nhà trường đối với cộng đồng, chủ trương của nhà trường là không giấu giếm thông tin vì đây là dịch bệnh xã hội. Nếu một trường nào đó bưng bít thông tin là có tội với học sinh và gia đình họ, vì khi dịch bùng phát mạnh sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc, chẳng thà mình cứ công khai cho mọi người để họ có ý thức giữ gìn vệ sinh, hạn chế dịch bệnh. Cô Phạm Thị Hà, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Bách Khoa.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật