Cần đánh giá việc thoát lũ ở Lệ Thủy để xây dựng phương án tái thiết hợp lý

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đó là đề nghị của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường, trong chuyến kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa lũ tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) ngày 22-10.
Cần đánh giá việc thoát lũ ở Lệ Thủy để xây dựng phương án tái thiết hợp lý
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra tình hình lũ lụt tại Lệ Thủy (Quảng Bình).

Theo báo cáo của UBND huyện Lệ Thủy, lũ trong đợt này vượt đỉnh lũ hàng chục năm trước, nên số lượng nhà ở của người dân bị ngập rất lớn, 32 nghìn ngôi nhà bị ngập 2m. Lệ Thủy đã huy động tất cả lực lượng, phương tiện di dời 1.600 hộ ra khỏi vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Đến sáng 22-10, nước sông Kiến Giang vẫn trên mức báo động 3 gây ngập lụt nặng nhiều nơi.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Công Thuật cũng đã báo cáo với Bộ trưởng NN-PTNT và đoàn công tác về hậu quả mà trận lũ lịch sử này gây ra đối với Quảng Bình; đồng thời mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành T.Ư hỗ trợ về mọi mặt cho tỉnh để khắc phục hậu quả mưa lũ, giúp dân ổn định cuộc sống.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, đây là đợt mưa lũ lịch sử nhưng chính quyền địa phương, các đơn vị vũ trang Quảng Bình đã vào cuộc rất kịp thời, quyết liệt, nhờ vậy giảm thiểu được thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

Hiện, nhân dân cả nước đang nhanh chóng quyên góp, hỗ trợ rất tích cực cho đồng bào miền trung, trong đó có huyện Lệ Thủy các loại nhu yếu phẩm cần thiết để vượt qua khó khăn do mưa lũ.

Theo Bộ trưởng, tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng, cần tập trung lực lượng, huy động tối đa phương tiện để kịp thời cứu trợ, không để dân thiếu ăn, thiếu nước uống; tổ chức tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ bảo đảm hợp lý để vừa đến tay người dân nhưng vẫn an toàn cho người đi cứu trợ; nhanh chóng xây dựng kế hoạch khắc phục, giúp dân ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất.

Đặc biệt, về lâu dài, tỉnh Quảng Bình cần chủ động phối hợp các bộ, ngành T.Ư xem xét, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc thoát lũ để xây dựng phương án tái thiết hợp lý. Bởi hiện nay, việc thoát lũ cả vùng rộng lớn Lệ Thủy và Quảng Ninh phụ thuộc hoàn toàn vào cửa biển Nhật Lệ, trong khi cửa biển bị bồi lắng và gặp triều dâng cao nên thoát lũ rất chậm, gây thêm khó khăn cho người dân vùng lũ.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10916
  1. Hơn 26 tỷ đồng hỗ trợ người dân Quảng Bình, Quảng Trị sau lũ
  2. Người dân Quảng Nam dọn hầm, dự trữ đồ ăn tránh bão số 9
  3. Trâu bị lũ cuốn ở Quảng Bình chính thức về với chủ không cần chuộc
  4. Bỏ mặc nhà ngập sâu, hai cha con chèo đò đi cứu người
  5. Cảnh báo lũ lớn, sạt lở đất tiếp tục xảy ra tại Hà Tĩnh
  6. Chèo đò cứu 100 người trong lũ
  7. Khó khăn trong khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền Trung
  8. Hình ảnh thôn xóm miền Trung phủ đầy bùn nhìn từ trên cao
  9. Cụ bà tật nguyền tất tả chạy theo đoàn từ thiện rồi ngửa tay xin khiến nhiều người bật khóc
  10. Phân bổ hàng hóa, thiết bị hỗ trợ khắc phục hậu quả mưa lũ
  11. Hơn 300 điểm trường học ở Quảng Trị bị ảnh hưởng do lũ lụt lịch sử
  12. Người miền Trung gượng dậy sau lũ
  13. Nỗi lo bão chồng lũ tại Quảng Bình
  14. Vẫn còn 18 người mất tích do mưa lũ ở miền Trung
  15. Bão số 8 đổ bộ miền Trung, Hà Tĩnh lên phương án sơ tán dân vùng trọng điểm
  16. Nhiều gia đình trắng tay sau trận “đại hồng thuỷ” ở Quảng Bình
  17. 119 người chết, 19 người vẫn đang mất tích vì mưa lũ
  18. Xót xa hình ảnh bé trai bơi giữa dòng nước lũ nhận đồ cứu trợ và hành động đẹp của anh bộ đội khiến ai cũng ấm lòng
  19. Mưa lũ làm 142 người chết và mất tích
  20. Nỗi lo của người dân vùng lũ Quảng Bình
  21. Hình ảnh Thủ tướng ân cần thăm hỏi, động viên đồng bào vùng lũ Quảng Bình
  22. Đoàn công tác Bộ Y tế làm việc với Sở Y tế Quảng Trị khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn
Video và Bài nổi bật