Choáng với sách giáo khoa của dân chuyên Văn: Chằng chịt ghi chú, nhìn qua đã thấy chóng mặt

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trên trang sách vốn đã nhiều chữ, chủ nhân của cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 9 tiếp tục ghi đè thêm rất nhiều chú thích khác khiến dân tình nhìn vào mà chóng mặt, hoa mắt.
Choáng với sách giáo khoa của dân chuyên Văn: Chằng chịt ghi chú, nhìn qua đã thấy chóng mặt
Ảnh: Vy Phạm

Nhắc tới dân chuyên Văn, chuyên xã hội là nghĩ ngay tới những người có khả năng cảm thụ thơ văn, ghi nhớ kiến thức và liên tưởng phi thường. Những bài kiểm tra Văn, Sử, Địa dường như không có cửa để gây khó cho học sinh chuyên ban này. Thỉnh thoảng, dân tình lại rỉ tai nhau nghe một truyền thuyết, rằng dân chuyên Văn có thể viết liền tù tù 3 mặt giấy trong vòng nửa tiếng kể từ khi phát đề.

Cách học truyền thống và thường xuyên được học trò các lớp xã hội áp dụng, đó là đọc thật nhiều tài liệu, sách vở, thậm chí ghi chú ngay trong sách giáo khoa về bất cứ thông tin nào mình nghe được. Bên cạnh đó, việc thường xuyên cập nhật thông tin đời sống, xã hội cũng rất cần thiết nếu bạn muốn có vốn liên tưởng tốt đối với các môn xã hội.

Bởi vậy mà mới đây, bức hình chụp trang sách Ngữ văn với dày đặc những dòng chữ viết tay được đăng tải lên mạng xã hội đã khiến dân tình không khỏi trầm trồ.

Thoáng qua, ai cũng nghĩ đây là sách của dân chuyên Văn thứ thiệt, ghi chú nhiều tới mức không đoán nổi trang sách gốc này đang nói về bài học nào. Sau một hồi chắp nối các dòng chữ in còn... đọc được trên giấy, dân tình mới ồ ra, đây là bài thơ Mùa xuân nho nhỏ thuộc chương trình Ngữ văn lớp 9.

Trên trang sách vốn đã nhiều chữ, chủ nhân của cuốn Ngữ văn 9 tiếp tục ghi đè thêm rất nhiều chú thích khác. Từ những lưu ý về từ ngữ, về hình ảnh ẩn dụ được tác giả sử dụng, về các ý tứ liên kết trong từng câu thơ, bạn học sinh này còn ghi chú thêm các ý mở rộng có thể phân tích về bài thơ, nhằm phục vụ cho việc phân tích nâng cao sau này. Giở từng trang sách, kiến thức tuôn ồ ạt là đây chứ là đâu.

Trên thực tế, thói quen ghi chép kiến thức vào sách giáo khoa tuy không phải phương pháp học gì đặc biệt. Đôi khi nó thể hiện bạn là người rất chuyên tâm cho chuyện học. Đôi khi lại chỉ ra rằng bạn... quên vở viết ở nhà, đành ghi tạm vào sách như một lựa chọn ’dễ học’ nhất . Mỗi người sẽ có một cách học khác nhau, thế nhưng việc ghi chép lại liên tục và chẳng chịt chữ nghĩa như vậy có vẻ không được dân tình ủng hộ lắm. Việc nhồi nhét quá nhiều kiến thức một lúc mà không có phương pháp ôn tập cụ thể sẽ khiến chính chủ nhân cuốn sách phải bối rối vì chẳng biết đâu là kiến thức trọng tâm.

Ảnh: Duy Đỗ

’Mình cũng dân chuyên Văn mà học có thấy đến mức phải ghi từa lưa lên sách như vậy đâu. Học văn mà ghi chằng chịt vậy, mai mốt lật sách ra học vô mới lạ á’ - Bạn Phương Hoàng bình luận.

’Bạn ấy ghi hết ra trang sách thế này lại khiến mọi người nghĩ dân chuyên Văn học hành thiếu khoa học, lúc nào cũng chỉ có chữ trong đầu. Mình không biết mọi người thế nào, nhưng mình thường dành ra một cuốn sổ riêng để ghi chép những điều bên lề sau mỗi tác phẩm, bài học. Mỗi tuần mình sẽ ngồi hệ thống lại cuốn sổ đó, ghép các kiến thức cùng đặc điểm hoặc có thể liên hệ chéo với nhau lại một nhóm. Sau này nhớ một lại nhớ sang hai luôn’ - Bạn Bình An chia sẻ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật