Nhiều “chuyện lạ” quanh phiên tòa xử vợ giết chồng

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau khi có mặt tại TAND tỉnh Gia Lai theo giấy triệu tập, gia đình bị hại trong vụ “vợ dùng cuốc giết chết chồng” chờ mãi không thấy cơ quan thực thi luật pháp đâu, khiến họ vô cùng bức xúc.
Nhiều “chuyện lạ” quanh phiên tòa xử vợ giết chồng
... gia đình bị hại tới tòa nhưng không gặp ai, chỉ biết đứng chờ ngoài cổng.

Ngày 6/9/2011, báo nhận được đơn xin giúp đỡ của gia đình bà Lê Thị Lan (64 tuổi, thôn 2, Biển Hồ, TP Pleiku) phản ánh cách làm việc “khó hiểu” của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai.

Như Dân trí đưa tin, vào sáng 27/5/2011, tại phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm vụ án vợ dùng cuốc giết chết chồng, TAND TP Pleiku, Gia Lai đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hồng Linh (SN 1973, tại xã Tân Sơn, TP Pleiku) 8 năm tù giam vì tội “cố ý gây thương tích” và đền bù cho gia đình bị hại 60 triệu đồng. Nhưng điều lạ là từ khi tòa tuyên án đến nay, bị cáo Linh hoàn toàn được tại ngoại chứ không hề bị giam giữ. Đáng bàn hơn, đến ngày 18/8/2011, TAND tỉnh Gia Lai đã gửi giấy triệu tập ông Nguyễn Ngõ và bà Lê Thị Lan (bố và mẹ anh Nguyễn Đức Hiếu, người đã bị Linh giết), yêu cầu vào 7 giờ 30 phút ngày 6/9/2011, ông Ngõ và bà Lan là người đại diện hợp pháp cho anh Hiếu có mặt tại TAND tỉnh Gia Lai (173- Lý Thái Tổ, TP Pleiku, Gia Lai) để tham gia phiên tòa phúc thẩm.

Theo giấy triệu tập...

Do người con trai trưởng là anh Hiếu bị vợ giết chết, lại phát hiện hai đứa cháu ông bà từng yêu thương không phải cháu ruột của mình nên ông Ngõ đã lâm bệnh thần kinh; nên sáng ngày 6/9 chỉ có bà Lan cùng một số người thân đến TAND tỉnh để tham dự phiên tòa.

Nhưng sáng 6/9, khi bà Lan và người thân có mặt tại TAND tỉnh như thông báo lại không hề thấy bị cáo cũng như cơ quan thực thi Pháp Luật xuất hiện. Gia đình đành đi tìm thẩm phán thụ lý vụ án là ông Bùi Tứ Hải, nhưng cũng không gặp. Khi gia đình hỏi thư kí của thẩm phán Hải thì người này cho biết “bên viện kiểm soát bận việc đột xuất nên hoãn phiên tòa” (?!).

Gia đình bị hại điện thoại cho bị cáo Linh thì được biết chính Linh đã biết hoãn phiên tòa nên không đi. Quá buồn và bức xúc về cách làm việc lạ kỳ của VKSND tỉnh, trong khi bản thân phải chịu những nỗi đau mất người thân, trong người lại mang bệnh tim khiến bà Lan lên cơn khó thở, nôn ói trước cổng TAND tỉnh.

Chị Nguyễn Thị Hiền, em gái anh Hiếu bức xúc: “Chúng tôi đã quá đau lòng, lại mất thời gian về việc này nữa, mẹ tôi lại bệnh nặng nhưng cũng cố gắng đến đây. Vậy mà cách làm việc của tòa án lại quá xem thường chúng tôi, tại sao bà Linh biết hoãn mà gia đình tôi lại không hay biết gì để chúng tôi phải mất công đi, phải chờ hàng tiếng đồng hồ ngoài cổng? Rồi tiền chúng tôi thuê luật sư ai phải trả đây? Chúng tôi chỉ mong mọi chuyện sớm kết thúc để cho ba mẹ tôi được yên ổn tuổi già mà khó quá”.

Cùng ngày, làm việc với chúng tôi, ông Bùi Tứ Hải - thẩm phán thụ lý vụ án của gia đình bà Lan - cho biết, nguyên nhân phiên tòa phúc thẩm không diễn ra là vì kiểm soát viên tham gia phiên tòa này đã chuyển công tác, kiểm soát viên mới chuyển tới chưa nắm bắt được hồ sơ của vụ án. Phiên tòa sẽ được thay đổi thời gian xét xử sang ngày 19/9. Do thời gian ngắn nên tòa chưa kịp thông báo đến gia đình bị hại.

Về việc bị cáo Linh dù đã bị tuyên án tù vẫn nhởn nhơ ngoài vòng Pháp Luật được giải thích là do bị cáo đang nuôi con nhỏ. Thực thế 2 con của bị cáo Linh một cháu 13 tuổi, một đã 7 tuổi, chứ không phải dưới 36 tháng tuổi như Pháp Luật quy định.

Luật sư Võ Thị Tuyết - Trưởng VP đoàn Luật sư Bình Định, người tham gia bảo vệ quyền lợi cho gia đình người bị hại - cho biết, theo quy định của Pháp Luật, nếu VKS muốn di chuyển ngày xét xử thì có hai cách là: phải ra thông báo bằng văn bản cho những người tham gia tố tụng về việc di chuyển thời gian; còn nếu thời gian gấp không ra thông báo kịp thì phiên tòa cũng phải được khai mạc rồi mới thông báo chuyển thời gian xét xử. Chính vì vậy, việc làm trên của tòa án là vi phạm thủ tục tố tụng Hình Sự.

Ngoài ra, việc để bị cáo Linh tại ngoại từ ngày xảy ra vụ án đến nay đã thể hiện sự không nghiêm minh của Pháp Luật, không có tính răn đe. Bởi theo quy định của Pháp Luật, người vi phạm từ khung 2 trở lên bắt buộc phải tạm giam, huống hồ bị cáo Linh lại phạm vào khung 3, với tội khá nguy hiểm là “cố ý gây thương tích” dẫn đến chết người. Và việc cho tại ngoại cũng ảnh hưởng đến quá trình lấy lời khai của bị cáo.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật