“Nhãn tiến vua” sản vật quý của Hưng Yên

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đất Hưng Yên nổi tiếng qua câu ca: thứ nhất kinh kỳ thứ nhì phố Hiến. Hưng Yên lại có sản vật quý nhãn tiến vua.
“Nhãn tiến vua” sản vật quý của Hưng Yên
Các nàng dâu thường làm món chè sen long nhãn lấy lòng mẹ chồng.
Hưng Yên nằm ở  trung tâm đồng bằng sông Hồng, đất đai mầu mỡ phì nhiêu. Người Hưng Yên sáng dạ, cần cù, cộng thêm vị trí địa lý thuận lợi giáp Thủ đô Hà Nội nên kinh tế nơi đây rất phát triển.

Nhãn lồng sang sông để ra Hà Nội trở thành đặc sản đắt giá.

Nhãn là loại cây ăn quả được trồng phổ trên mọi miền Tổ quốc. Nhưng bén duyên với đất Hưng Yên nhãn mới được coi là sản vật quý. Cái tên nhãn lồng bắt nguồn từ việc cây nhãn sai trĩu quả, chín hương thơm lan tỏa khắp đất trời. Dơi, chim chóc từ đâu bay đến ăn nhãn nên người ta phải đan lồng tre bảo vệ những chùm nhãn quý kia.

Những chùm nhãn quý của đất Hưng Yên.

Tương truyền: trước cổng chùa Hiến có cây nhãn xum xuê cành lá, năm nào cũng sai quả mã đẹp khác thường. Một hôm có vị quan đi tuần ngang qua, đúng mùa nhãn chín. Ngài ăn thử thấy hương thơm, vị ngọt ngấm vào từng thớ thịt đến độ mê mẩn tâm hồn. Biết đây là sản vật quý, ngài liền đem tiến vua.
Tin đồn nhãn lồng Hưng Yên bổ cùi ngập dao phay bay xa khắp kinh thành. Những năm sau, cứ vào đầu thu, người dân lại đem nhãn tiến vua. Cũng từ đấy nhãn lồng Hưng Yên còn có tên khác là nhãn tiến vua. Nhà bác học Lê Quý Đôn ăn nhãn tiến vua mô tả: “mỗi lần bỏ vào miệng thì ngập tận chân răng, lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”.

Cùi nhãn bổ ... ngập dao phay.

Ca dao ca ngợi nhãn lồng Hưng Yên:
Dù ai buôn Bắc bán Đông
ai quên được nhãn lồng Hưng Yên

Bao đời nay món quà quý trời đất ban tặng cho người Hưng Yên đã trở thành “vũ khí” lợi hại giúp các chàng trai cưa đổ cô gái mình yêu: “hỡi cô cắt cỏ bên sông, có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây”. Câu ca có sự khẳng định sự hấp dẫn… không cưỡng lại được của loại quả này.
Người Hưng Yên gắn bó với cây nhãn như máu thịt, ngoài vườn mỗi nhà phải có ít nhất một cây nhãn. Phòng tân hôn của cô gái lấy chồng xa thường có mười trái nhãn tươi, hoặc long nhãn mẹ chuẩn bị từ trước. Với ngụ ý chúc cho đôi trẻ được giàu sang phú quý và luôn nhớ về quê cha đất tổ.
Những cô gái đẹp may mắn lấy được chồng quyền quý, giàu sang. Ngày đầu về nhà chồng, các nàng thường trổ tài làm món chè sen long nhãn lấy lòng mẹ chồng.
Hằng năm vào mùa nhãn nhiều người con Hưng Yên xa, gần lại về thăm cây nhãn tiến vua xưa, hay còn gọi là cây nhãn tổ, với tâm trạng thiêng của người hành hương về đất tổ. Mấy trăm năm trôi qua, gốc nhãn to mấy người ôm bị mục, chỉ còn chỉ một nhánh con vẫn kiên cường sống, sai quả.

Về xứ nhãn, du khách thích thú dạo chơi chợ nhãn họp bên chùa Hiến và hồ Bán Nguyệt. Bạn nhớ thưởng thức bát chè sen long nhãn đẹp mắt, thơm lòng.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật