Sống nhờ tim nhân tạo chứa trong balô

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Matthew Green, 40 tuổi, đã trở thành người Anh đầu tiên được các bác sĩ cho duy trì sự sống bằng một trái tim nhân tạo hoàn toàn. Và điều mà anh Green không được quên là luôn phải mang theo chiếc ba lô đựng một phần trái tim mới của mình.
Sống nhờ tim nhân tạo chứa trong balô
Tim nhân tạo đã được cấy ghép cho hơn 900 bệnh nhân trên khắp thế giới. Ảnh: Daily Mail

Theo tờ Daily Mail, Matthew Green từng ở trong tình trạng nguy kịch do mắc một chứng bệnh tim mãn tính, dễ gây đột tử và không thể tìm được người hiến tặng tim phù hợp. Khi sức khỏe của Green xuống dốc nhanh chóng, các bác sĩ tại bệnh viện Papworth ở Cambridgeshire (Anh) đã quyết định cứu sống anh bằng việc thay thế trái tim bệnh tật bằng một thiết bị nhân tạo trong cuộc phẫu thuật trị giá 100.000 Bảng (hơn 3,37 tỷ đồng) .

7 tuần sau cuộc phẫu thuật kéo dài 6 tiếng đồng hồ ngày 9/6, bệnh nhân Green đã hồi phục sức khỏe tốt và sẵn sàng rời viện trở về nhà với thiết bị cấy ghép vào lồng ngực có kích thước lớn hơn trái tim thật một chút nhưng chỉ nặng 160g (bằng 2/3 trọng lượng của một trái tim người còn sống). Trái tim nhân tạo bơm máu tới khắp c‌ơ th‌ể nhờ một bơm chạy bằng pin đặt trong balô.

Một số bộ phận của tim nhân tạo hoàn toàn có tuổi thọ khoảng 50 năm mặc dù người bệnh nhìn chung được kỳ vọng chỉ sử dụng nó trong khoảng 3 năm. Các bác sĩ hy vọng, thiết bị này sẽ hoạt động tốt cho tới khi họ có thể tìm thấy một trái tim hiến tặng thật phù hợp cho anh Green.

Tim nhân tạo hiện do công ty Mỹ SynCardia Systems phát triển và đòi hỏi phí duy trì, bảo dưỡng 20.000 Bảng (khoảng 674 triệu đồng) mỗi năm.

phẫu thuật cấy ghép tim nhân tạo hoàn toàn để cứu người là một trong những kỳ tích của y học hiện đại. Tiến sĩ Denton Cooley đã thực hiện ca cấy ghép tim nhân tạo đầu tiên cho bệnh nhân Haskell Carp ở bệnh viện St Luke tại Houston, Texas (Mỹ) năm 1969. Tuy nhiên, bệnh nhân đã t‌ử von‌g 3 ngày sau đó.

Tiếp sau các cuộc thử nghiệm trên động vật trong những năm 1970, cuộc phẫu thuật tiếp theo diễn ra vào năm 1982 khi trái tim nhân tạo Jarvik 7 được cấy ghép cho một nha sĩ có tên gọi Barney Clark. 198 ca phẫu thuật tương tự được tiến hành sau đó.

7 tuần sau khi được cấy ghép tim nhận tạo hoàn toàn, Matthew Green đã có thể rời bệnh viện cùng gia đình. Vợ anh đang cầm giúp chiếc balô đựng một phần trái tim mới của chồng. Ảnh: Daily Mail

Cho đến năm 2001, trái tim nhân tạo tự hành hoàn toàn đầu tiên đã được cấy ghép cho Robert Tools tại bệnh viện Do Thái ở Louisville, Kentucky (Mỹ). Và vào năm 2008, Charles Okeke đã được cứu sống nhờ thay tim nhân tạo hoàn toàn SynCardia và trở thành bệnh nhân đầu tiên rời bệnh viện với một trái tim nhân tạo vào tháng 5/2010.

Kể từ đó, tim nhân tạo hoàn toàn SynCardia đã được sử dụng trong hơn 900 ca phẫu thuật cấy ghép ở 65 bệnh viện khắp thế giới. Papworth là bệnh viện thứ 66 trên thế giới và là bệnh viện đầu tiên ở Anh được phép dùng tim nhân tạo SynCardia để thay cho bệnh nhân.

Những điều nên biết về tim nhân tạo

  • Được thiết kế để đập 130 lần/phút hay 68.238.000 lần/năm.
  • Chỉ được thiết kế có 2 ngăn và cân nặng 160g (bằng 2/3 trọng lượng của một trái tim người)
  • Không đập nhanh hơn khi người được cấy ghép nó làm việc cực nhọc, mà đơn giản chỉ bơm nhiều máu hơn cho c‌ơ th‌ể.
  • Khi làm việc ở tần suất tối đa, tim nhân tạo bơm 9,5 lít máu đi khắp c‌ơ th‌ể mỗi phút. Trong khi đó, một trái tim người bình thường bơm khoảng 5 lít máu một phút lúc nghỉ ngơi và 25 lít khi vận động nặng.
  • Một số bệnh nhân dùng tim nhân tạo vẫn đi xe đạp và thậm chí đi bộ đường dài. Các bác sĩ nói, họ vẫn có thể tận hưởng một đời sống tìn‌ּh dụ‌ּc bình thường.
  • Balô người bệnh luôn phải mang theo nặng 6,1kg và chứa một bơm hút chạy bằng 2 pin sạc. Một lần sạc đầy sẽ dùng được trong 3 giờ đồng hồ. Chuông cảnh báo sẽ reo một giờ trước khi hết pin.
  • Bơm và các bộ phận điện tử khác của tim nhân tạo được phủ một lớp "áo mưa", cho phép người bệnh có thể ra ngoài trong điều kiện thời tiết ẩm ướt.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật